Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 47 - 49)

III. Bưu chính viễn thông 1 Sốđiện thoại /100 dân máy 3.103.784.59 5.217.17 8

T ổng lượt khách 1000lượt/người 513 800 1100 1280 1500 170 Khách quốc tế 1000lượt/người537090 901

2.3.4. Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

a. Đầu tư cho giao thông vận tải:

Giao thông vận tải là một lĩnh vực rất quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cần phải đi trước một bước. Giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển dịch vụ du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp cho giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật phát triển...

Có tuyến đường sắt đi qua dài 178 km, dừng ở 11 ga. Đường bộ với 3 tuyến đường chính đang được đầu tư để nâng cấp: đường Quốc lộ IA nối Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 55 đi Bà Rịa Vũng Tàu và Quốc lộ 28 đi Bảo Lộc Lâm Đồng. Hệ thống giao thông đô thị gắn liền với du lịch biển ngày càng được nâng cấp, mạng lưới giao thông đến tận vùng sâu vùng xa… theo tốc độ thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong tỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn. Ngành đã tranh thủ rất lớn vốn trung ương đầu tư hàng năm bình quân từ 8-12 tỷ đồng, vốn từ các chương trình từ 10- 12 tỷ đồng. Kinh phí sự nghiệp của tỉnh để duy tu bảo dưỡng hàng năm từ 2,5-3 tỷ đồng, chi cho đầu tư xây dựng từ 50-78 tỷ đồng.

-48-

Trong 5 năm qua, mạng lưới giao thông đã cải thiện rõ rệt song cũng còn lắm chông gai, bất cập. Cơ sở vật chất của ngành còn yếu kém, chưa phù hợp với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế tỉnh nhà. Trong đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế, phân tán. Đặc biệt trong giao thông vận tải miền núi thì công tác quản lý chất lượng xây dựng cơ bản, khảo sát thiết kế, giám sát thi công…còn kém cần phải sớm khắc phục. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư cho giao thông vận tải tuy có chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách đặt ra, tình hình nợđọng kéo dài.

b. Đầu tư cho thủy lợi và cấp nước sinh hoạt:

Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu của tỉnh, để phục vụ cho phát triển nông nghiệp thì thủy lợi là vấn đề quan tâm hàng đầu. Với phương châm đó, trong 5 năm qua thủy lợi đã được đầu tư tương đối lớn từ các nguồn vốn sau: vốn đầu tư qua các Bộ, Ngành trung ương, vốn sự nghiệp thủy lợi, vốn huy động nhân dân đóng góp, huy động ngày công làm thủy lợi… do đó đã cải thiện được phần nào nhu cầu tưới. Đầu tư cho thủy lợi chính là biện pháp tích cực để tăng và mở rộng diện tích, tạo điều kiện thâm canh tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời, từng bước giải quyết việc tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ, tạo nguồn nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng và phát triển nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, còn tăng cường đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng kiên cố hóa kênh mương các công trình theo 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) đến nay đạt 45% kênh loại 1 và 2, 50% kênh loại 3.

Tranh thủ và tận dụng nguồn vốn trung ương để xây dựng hoàn thành các hệ thống công trình mới như: hồ Đu đủ (440 ha), hồ Lòng Sông (4.200 ha), đầu tư hồ Sông Móng và hồ Kapet để nâng năng lực tưới của hệ thống công trình sông Móng-Kapet-Ba Bàu (từ 2.700 ha lên 5.900 ha), hệ thống Phan Rí-Phan Thiết (32.000 ha), hệ thống đập Tà Pao (22.000 ha), hồ Sông Dinh (4.200 ha), các hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ miền núi như: hồ Sông Khán, hồ Đaguiri… Tuy nhiên, hệ thống thuỷ lợi có tỷ lệ tưới chỉ đạt 45% diện tích đất canh tác cây hàng năm và hệ thống công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng thiếu vốn duy tu bảo dưỡng hàng năm, vì vậy việc đầu tư cho ngành cần phải được chú trọng hơn nữa.

c. Đầu tư phát triển hệ thống lưới điện:

Đến nay, Bình Thuận đã có hệ thống điện khá ổn định: 8.800 KW nguồn Diesel, 310 km đường dây 110 KV, 4 trạm biến áp 110 KV, với tổng dung lượng 9.711 VA, cùng với gần 2.000 km đường dây từ 15 KV-35 KV và gần 19.000 trạm biến áp phân phối… Thực hiện chính sách hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, mạng lưới điện kéo đến các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng căn cứ kháng chiến cũ, 100% điện có đến các trung tâm xã phường.

Nguồn vốn đầu tư cho ngành này chủ yếu từ ngân sách, cho nên việc đầu tư còn nhiều hạn chế. Vấn đềđặt ra trong thời gian tới là tìm giải pháp huy động vốn

-49-

từ các nguồn khác nhau để tăng số hộ sử dụng điện và sử dụng có hiệu quả nguồn điện năng trên địa bàn.

d. Đầu tư cho ngành bưu điện:

Cùng với cả nước, Bưu điện Bình Thuận đã hòa nhập nhanh chóng với công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Bình Thuận có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, có bộ máy tổ chức tốt, dịch vụ bưu điện đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt ở khu vực thị xã. Đã thực hiện số hóa 100% mạng lưới viễn thông nội tỉnh đến cấp huyện, một số huyện vùng cao; có 70 điểm bưu điện văn hóa xã. Toàn tỉnh có khoảng 52.000 máy điện thoại có trên mạng, trung bình 5 máy/100 dân.

Tuy nhiên, vốn đầu tư cho ngành bưu điện còn thiếu và yếu, chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh. Để ngành bưu điện ngày càng hiện đại, hòa nhập với hệ thống thông tin bưu điện quốc tế thì việc đầu tư cho ngành là cần thiết.

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)