Kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 29 - 30)

Để quản lý lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, hầu như quốc gia nào cũng coi trọng việc đầu tư, việc xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư vào việc xây dựng một hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật một cách khoa học, chặt chẽ nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành nghiêm túc theo nguyên tắc, kèm theo việc xử lý nghiêm minh các hiện tượng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Đối với công tác quản lý dự án, vai trò của chủ đầu tư, chủ dự án được phân định rõ ràng trong điều luật. Chủ đầu tư là nhà tư bản, do vậy nhà nước chỉ xem xét việc đầu tư có nằm trong quy hoạch, đảm bảo môi trường. Còn mọi yếu tố khác nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ lưỡng, vì mọi yếu tố liên quan đến dự án là liên quan đến hiệu quả dự án và tính toán không đầy đủ, không chính xác thì dự án sẽ không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư.

Khai thác vốn đầu tư rất khó, nhưng sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả để phát triển kinh tế đất nước còn khó khăn hơn nhiều. Kinh nghiệm của WB, thông qua các chương trình đầu tư, WB ước tính trong 10 năm (1986-1996) đã giúp châu Phi tiết kiệm được 45 tỷ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cho việc tu bổ đường sá. WB cũng cho những kinh nghiệm về công tác quản lý trên nguyên tắc: áp dụng sự quản lý phải mang tính thương mại tức là phải có giá cả thật sự, được xây dựng theo một quy chuẩn, đầu tư vào đâu, vào lĩnh vực gì để mang lại hiệu quả, chống lãng phí thất thoát.

Khu vực Đông Nam Á, đều có chính sách đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Việc ưu tiên đầu tư cho các công trình trọng điểm, đầu tư phải đồng bộ cho vùng sản xuất hàng hóa và đầu tư cho hệ thống thông tin liên lạc, điện nước phải đi trước một bước. Nhà nước của những nước này đã có những chính sách phát triển kinh tế nông thôn như: phát triển thủy lợi và thu thủy lợi phí. Cụ thể:

- Trong những năm 1987, WB đã giành từ 65-70% số tiền cho các nước trong khu vực, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi vay vào mục đích nông nghiệp và phát triển thủy lợi.

- Thái Lan, chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án có quy mô lớn nhằm thu hút nguồn lực tại chỗ, hạn chế xây dựng các dự án lớn để tập

-30-

trung xây dựng một hệ thống thủy lợi cho nông dân trồng trọt, chăn nuôi và phát huy tiềm năng của các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

- Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như cải tạo, nâng cấp đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, khu thể thao… để cho cuộc sống vùng nông thôn được cải thiện tốt hơn, giảm áp lực dân số khu công nghiệp và khu đô thị.

- Triều Tiên, Malaixia có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp để tăng nhanh sản phẩm nông nghiệp và lương thực, chú trọng việc đầu tư xây dựng vào các dự án thủy lợi, chính phủ không thu phí thủy lợi và coi đây là khoản hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.

Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là khu vực sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông thôn của một số nước trong khu vực được các nước rất coi trọng và coi đó là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế, chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn của Chính Phủ. Các nước này, Chính Phủ cũng rất coi trọng và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển nhằm thu hút nội lực.

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)