Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp-phát triển kinh tế nông thôn:

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 57 - 59)

III. Bưu chính viễn thông 1 Sốđiện thoại /100 dân máy 3.103.784.59 5.217.17 8

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH THUẬN–THỜI KỲ 2005-

3.1.1. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp-phát triển kinh tế nông thôn:

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển nhanh các cây trồng, con nuôi có lợi thế, phấn đấu đạt giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác từ 28-30 triệu đồng, nâng dần hiệu quả sản xuất, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích. Tập trung hoàn thiện quy hoạch ngành, quy hoạch cây-con trên từng vùng, tiểu vùng gắn với sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nông thôn. Đảm bảo nguồn

-58-

nguyên liệu bông hạt, điều, cao su cung cấp cho công nghiệp chế biến, khuyến khích chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển ngành nông thôn để thu hút lao động tại chỗ, tăng cường giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn để tăng thu nhập cho nông dân trên từng vùng. Phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành Nông-lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 6-6,5%.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giống, áp dụng rộng rải chương trình giống cây, giống con có chất lượng và năng suất cao; tăng cường các áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học, đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ và tạo điều kiện nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, mô hình liên kết ‘4 nhà’.

Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển mạnh các công trình thuỷ lợi. Chú ý đầu tư chiều sâu, đồng bộ các công trình đã có để phát huy hiệu quả; kết nối, liên thông các hồ đập nhằm điều hòa, bổ sung nguồn nước cho các vùng; sớm khởi công hồ Sông Móng và tăng cường đầu tư cho các công trình thủy lợi nhỏ; tập trung tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương để sớm đầu tư hoàn thành các công trình thủy lợi lớn như: hệ thống tưới Phan Rí-Phan Thiết, hệ thống cấp nước khu Lê, hồ Sông Dinh, đập dâng Tà Pao. Đầu tư nâng cấp phát triển hạ tầng nông thôn như hệ thống đường giao thông, điện, nước sạch cho sinh hoạt và các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống khu vực nông thôn.

Tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện dân sinh kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư hoàn chỉnh các chương trình, dự án phát triển sản xuất, mở rộng đầu tư có trọng điểm.

Phát triển kinh tế thủy sản toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phấn đấu giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm từ14-15%. Tăng cường đầu tư hoàn thiện các cảng cá Phan Thiết, Phan Rí, La Gi, các khu neo đậu tàu thuyền và cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, tiếp tục đẩy mạnh khai thác xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề, sử dụng rộng rải trang thiết bị hiện đại.

-59-

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)