Ngày củacác cơng thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỚI NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NO3 CỦA RAU CẢI BẮP VÀ HÓA TÍNH ĐẤT TRỒNG RAU TẠI THỊ XÃ HÀ GIANG ppt (Trang 81 - 86)

II. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỚI SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ ĐẤT TRỒNG

42ngày củacác cơng thức thí nghiệm.

Các cơng thức bón phân HCVS đều làm tăng tốc độ ra lá/ngày giai đoạn từ 35 đến 42 ngày, gấp từ 1,2 – 1,4 lần so với đối chứng. Trong đó, phân bón Biogro làm tăng số lá 1,4 lần và phân bón HCHG làm tăng số lá 1,3 lần so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

1.2.2. Ảnh hưởng đến chiều dài lá

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới

chiều dài lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng

Cơng thức bón

Chiều dài lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng (cm)

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày Chiều dài lá (cm) Tỷ lệ so với ĐC (%) ĐC 7,5 10,1 13,6 18,5 24,3 31,1 100,0 Biogro 7,6 10,7 15,1 22,9 27,8 35,7* 114,8 S.Gianh 7,5 10,6 15,0 21,8 27,3 35,1 113,0 HCVSHG 7,5 10,6 15,3 22,7 28,7 36,0* 116,0 CV(%) 6,1 LSD0,05 4,16

Ghi chú: * : Tăng so với đối chứng ở mức tin cậy 95%

Kết quả thu đƣợc ở bảng 4.3 cho nhận xét:

- Ở các thời điểm sinh trƣởng của lá cải bắp, các loại phân HCVS đều làm tăng chiều dài lá hơn so với đối chứng.

- Giai đoạn 42 ngày sau trồng: 3 loại phân HCVS bón cho rau cải bắp đều làm tăng chiều dài của lá lên từ 4- 5cm tƣơng đƣơng với tăng từ 13- 16% so với đối chứng.

Trong đó, 2 loại phân Biogro và HCVSHG làm tăng kích thƣớc chiều dài lá lên 14,8% và 16% so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Nhƣ vậy ta có thể nhận thấy các loại phân HCVS đều có tác động làm tăng khả năng sinh trƣởng về kích thƣớc lá của rau cải bắp. Lá là bộ phận quan trọng của rau cải bắp, là đặc trƣng hình thái để phân biệt giống này với giống khác; Sinh trƣởng của lá sẽ quyết định đến năng suất, chất lƣợng của sản phẩm thu hoạch sau này. Bên cạnh việc tác động làm tăng nhanh về kích thƣớc lá giai đoạn 42 ngày sau trồng, các loại phân HCVS đã làm cho màu xanh của lá đậm hơn, phần thịt lá dày, đã hình thành nên bộ tán lá ngoài khỏe mạnh tạo cơ sở vững chắc cho cuốn bắp và hình thành nhiều lá trong, tiền đề cho năng suất cao.

1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới đường kính tán lá cải bắp tán lá cải bắp

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới

đường kính tán lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng.

Công thức bón

Đường kính tán lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng (cm)

21 ngày 28 ngày 35 ngày

42 ngày Rộng tán (cm) Tỷ lệ so với ĐC (%) ĐC 33,5 41,2 49,8 59,5 100,0 Biogro 35,0 45,3 56,5 68,4* 114.9 S.Gianh 34,5 44,6 55,3 66,8 112.2 HCVSHG 35,5 46,0 57,2 69,3* 116.5 CV(%) 6,2 LSD0,05 8,2

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

Diện tích tán lá cải bắp đƣợc tăng lên không ngừng và tăng mạnh vào giai đoạn 42 ngày sau khi trồng và đây cũng là thời kỳ cải bắp bắt đầu cuốn. Trong giai đoạn từ 35 ngày đến 42 ngày sau trồng, chỉ trong 7 ngày, đƣờng kính tán lá rau cải bắp ở các cơng thức thí nghiệm tăng lên từ 9,7 đến 12,1 cm.

Các cơng thức bón HCVS đều có tác động tích cực đến việc tăng nhanh đƣờng kính tán lá cải bắp hơn so với đối chứng ở các giai đoạn sinh trƣởng sau trồng. Ở thời điểm sau trồng 42 ngày, các loại phân bón HCVS đã làm tăng đƣờng kính tán lá rau cải bắp lên từ 7,3 – 9,8 cm, tƣơng đƣơng với làm tăng đƣờng kính tán lá lên từ 12,2% đến 16,5% so với đối chứng. Tuy nhiên chỉ có phân bón Biogro và HCVSHG có tác động rõ rệt, làm tăng đƣờng kính tán lá lên từ 8,9cm và 9,8cm so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Đƣờng kính tán cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đốn tình hình sinh trƣởng của rau cải bắp, những cây có đƣờng kính tán to, đều là những cây có tiềm năng cho năng suất cao và đây cũng chính là chỉ tiêu để chọn giống tốt cho vụ sau [31, tr.142]

1.4. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới đường kính rau cải bắp rau cải bắp

Kết quả thu đƣợc ở bảng 4.5 cho thấy:

Các cơng thức bón phân HCVS đều có tác dụng làm tăng đƣờng kính cải bắp ở các giai đoạn sau trồng so với công thức đối chứng. Ở thời điểm thu hoạch cả 3 công thức bón HCVS làm tăng đƣờng kính cải bắp từ 1,0- 2,1 cm tƣơng đƣơng với tăng từ 5,3 - 11,2 % so với đối chứng. Tuy nhiên chỉ có cơng thức bón Biogro và HCVSHG làm tăng đƣờng kính cải bắp lên 1,7 và 2,1 cm so với đối chứng là có sự sai khác rõ rệt ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 4.5: Sinh trưởng về đường kính bắp ở các giai đoạn sau trồng.

Cơng thức bón

Đường kính cải bắp ở các giai đoạn sau trồng (cm)

49 ngày 56 ngày 63 ngày 70 ngày 77 ngày 84 ngày Đƣờng kính (cm) Tỷ lệ so với ĐC (%) ĐC 4,4 5,8 8,0 12,6 16,4 19,0 100,0 Biogro 5,1 6,6 8,9 13,5 17,4 20,7* 108,8 S.Gianh 4,6 6,3 8,7 13,2 17,0 20,0 105,3 HCVSHG 5,8 6,9 9,2 14,0 18,0 21,1* 111,2 CV(%) 4,3 LSD0,05 1,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: * : Tăng so với đối chứng ở mức tin cậy 95%

Sau khi trồng đƣợc 42 ngày cải bắp trong các công thức thí nghiệm phát triển nhanh về đƣờng kính tán lá và lá nõn bắt đầu cuốn vào trong. Trong thời kỳ này cây cải bắp trong thí nghiệm vừa cuốn bắp vừa sinh trƣởng nhanh về số lá, đòi hỏi rất cao về nƣớc và dinh dƣỡng, trong đó nƣớc là yếu tố rất quan trọng đối với năng suất và phẩm chất cây cải bắp về sau [14, tr.59]. Thí nghiệm đã tổ chức bón thúc tiếp đợt thứ 3 kết hợp tăng cƣờng tƣới nƣớc đảm bảo độ ẩm đất khoảng 80% tạo điều kiện thuận lợi cho rau cải bắp sinh trƣởng. Giai đoạn sinh trƣởng này của cải bắp cũng vào thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, nhiệt độ trung bình tháng 12 là 16,2o

C và tháng 1 là 16,7oC; trong đó có các đợt giá rét hạ nhiệt độ tối thấp trong tháng xuống dƣới 10o

C, trong điều kiện nhiệt độ này rất thuận lợi cho q trình cuốn và tích lũy chất khơ cho cải bắp.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỚI NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG NO3 CỦA RAU CẢI BẮP VÀ HÓA TÍNH ĐẤT TRỒNG RAU TẠI THỊ XÃ HÀ GIANG ppt (Trang 81 - 86)