Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari (Trang 42 - 46)

2 Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

* Theo mặt hàng kinh doanh

Trong năm 2007 tình hình bán ra của đa số các mặt hàng đều tăng kể cả số tiền và tỷ lệ. So với năm 2006. các mặt hàng động cơ điện 1 pha, 3 pha, balat các loại đều tăng. Trong năm 2008 tình hình bán ra của đa số các mặt hàng đều tăng kể cả số tiền và tỷ lệ so với năm 2007. các mặt hàng động cơ điện 1 pha, 3 pha, balat các loại đều tăng. Đáng kể nhất là các mặt hàng 1.1- CTLT-3000, 0.75-1500, 1.5-1500… Sự tăng lên về bán ra của các mặt hàng này chứng tỏ cầu về các loại mặt hàng này trên thị trường tăng và công ty có những chính sách biện pháp tích cức hướng khách hàng tìm đến sản phẩm của công ty.

Sang năm 2008 cũng vậy, tiếp đà phát triển của năm 2007 các mặt hàng đều tăng trưởng một cách đáng kể ngoại trừ chỉ có 1 số mặt hàng giảm so với năm 2007. Balat giảm 1.395.268(nđ) so với năm 2007, tỷ lệ 35,36%. Công ty nên có những chính sách phù hợp đối với mặt hàng này. Nếu không tiêu thụ được công ty nên thay thế bằng mặt hàng khác có khả năng bán cao hơn. Các

mặt hàng khác đều tăng với số tiền và tỷ lệ rất cao. công ty cần có biện pháp đối với những mặt hàng đang có nhu cầu và vẫn tăng đều hàng năm vì nó rất quan trọng đối với việc phát triển ổn định của công ty. Nguyên nhân của việc tăng lên của các mặt hàng này là do công ty biết tổ chức khâu tìm kiếm thị trường, tăng cường kênh phân phối trực tiếp kết hợp các biện pháp xúc tiến bán hàng tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

* Theo hình thức bán

Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã nhanh nhậy nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Đối với mỗi doanh nghiệp thương mại mục đích chính là nắm được hàng, kinh doanh kiếm lời. Để đảm bảo hàng hoá được tiêu thụ với khối lượng lớn, đẩy nhanh vòng quay của vốn, có điều kiện nhanh chóng đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thì phương thức bán hàng theo phương thức bán buôn < qua trung gian thương mại> tỏ ra có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, không trực tiếp bán hàng hoá cho người tiêu dùng nên chậm nắm bắt được nhu cầu về thị trường có thể bị tồn đọng hoặc tiêu thụ chậm. Theo phương thức bán lẻ doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên nắm bắt rất nhanh nhạy sự thay đổi của nhu cầu, thị trường từ đó có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho kinh doanh song khối lượng bán nhỏ, thời gian thu hồi vốn chậm Lựa chọn phương thức bán hàng nào cho phù hợp tuỳ thuộc vào điều kiện cũng như khả năng, tiềm lực của mỗi doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp đầu ngành của Bộ Thương Mại, công ty cổ phần chế tạo máy điên Việt Nam - Hungari áp dụng cả hai phương thức bán hàng, là bán buôn và bán lẻ. Để có cái nhìn khái quát tình hình tiêu thụ hàng hoá, cũng như có các biện pháp kịp thời thúc đẩy quá trình tiêu thụ ta có bảng tỉ lệ sau:

Bảng 2.1 Đơn vị: %

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Bán buôn 38 41 56

Bán lẻ 62 59 44

Qua bảng phân tích ta thấy. Tỉ lệ hàng bán buôn tăng dần theo các năm thể hiện như sau: Năm 2007 tỉ lệ bán buôn tăng 3% so với năm 2006 tới năm 2008 tăng 15% so với năm 2007. Tỷ lệ tăng này chủ yếu do hoạt đông của các đại lí, chi nhánh vận hành có hiệu quả cộng với chính sách tiêu thụ của công ty. Phương thức bán buôn có hiệu quả hơn, doanh số bán buôn tăng nhanh qua các năm, khách hàng mua buôn là các trung gian thương mại ( đại lý cấp I), mục đích của họ là mua đi, bán lại nhằm tìm kiếm khoản chênh lệch. Đối với những khách hàng này công ty thực hiện chính sách giá chiết khấu tức là giá thấp hơn giá bán lẻ để thu hút khách hàng đến với công ty, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Hơn nữa, khách hàng mua buôn thương là những đơn vị, cá nhân có quan hệ làm ăn lâu dài của chi nhánh, mối quan hệ giao dịch mua bán được thực hiện theo mối quan hệ làm ăn thông thường khi có hàng mơí về thì chi nhánh giới thiệu với họ để họ lựa chọn mặt hàng cũng như phương thức vận chuyển, thanh toán…Còn đối với những hàng đã có trong kho của chi nhánh thì những người mua buôn trực tiếp đến đặt hàng có thể áp dụng hình thức thanh toán chậm. Theo nguyên tắc này tạo được uy tín và đạt được mục tiêu của cả 2 bên. Đối với khách hàng mua buôn thì mua được hàng với số lượng, chất lượng, giá cả…như mong muốn,; Còn với chi nhánh thực hiện nhanh vong quay của vốn, thúc đẩy nhanh quả trình tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các bộ phận, thành phần trong nền kinh tế. Mở rộng qui mô kinh doanh, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp không ngừng phát triển là điều đương nhiên đối với những doanh nghiệp nhạy bén trong kinh doanh, có những biện pháp tích cực khai thác những tiềm năng của mình để chiến thắng trong cạnh tranh đứng vững trên thương trường. Đồng thời phải biết khắc phục và hạn chế khó khăn ở thị trường đó. Đối với những doanh nghiệp chỉ thấy được cái lợi trước mắt không nắm vững xu thế phát triển, lạc hậu trong đổi mới thì không thể làm ăn có hiệu quả, đôi khi còn thua lỗ gần như phá sản.

Nắm vững được nguyên lý tất yếu này trong những năm qua công ty Vihem không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh ở các tỉnh khác như Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh khác thuộc phía Bắc. Trong đó công ty đặc biệt quan tâm đến ba thị trường lớn có mức tiêu thụ bậc nhất vào Miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung:

Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng được mọi người biết đến như là một tam giác kinh tế quan trọng; ở đó có những chiến lược kinh tế đặc biệt được sự quan tâm lớn của nhà nước. Nơi có các khu công công nghiệp và các khu chế xuất lớn; Ngoài ra nó còn là khu vực đông dân cư đời sống của người dân ổn định và có thu nhập tương đối cao.

Nhận biết được điều này, công ty đã sớm coi thị trường ở ba tỉnh thành đó là thị trường trọng điểm do vậy, mức tiêu thụ hàng hoá của công ty tương đối lớn và tăng dần qua các năm. Công ty luôn ưu tiên hàng đầu về hàng hoá đối với 3 thị trường trên.Mức tiêu thụ hàng hoá của công ty tại thị trường Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng là 3 thị trường lớn này có mức tiêu thụ chiếm tỉ trọng hầu hết trong mức tổng mức tiêu thụ của toàn công ty. Đặc biệt là tại

thị trường Hà Nội, đây là thị trường mà công ty đạt được mức tiêu thụ là lớn nhất, qua 3 năm 2006, 2007, 2008, mức tiêu thụ tại tam giác kinh tế này đều tăng dần qua các năm và tỉ trọng tiêu thụ hàng hoá luôn chiếm trên 50%, tức là có mức tiêu thụ chiếm hơn một nửa so với mức tiêu thụ của công ty tại các tỉnh phía Bắc.

Cho tới năm 2008, công ty nhận thấy rằng ngoài thị trường Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng còn rất nhiều thị trường tiềm năng khác của miền Bắc. Do vậy, công ty đã lỗ lực hơn trong việc khai thác thị trường mới do vậy, đã thu được một số điều khả quan. Mức tiêu thụ của công ty tại những thị trường này tăng rất nhanh so với năm 2007, tăng với tỷ lệ là 50,73% tuy nhiên tỷ trọng của nó trong tổng mức tiêu thụ của công ty vẫn ở mức thấp nhất 14,6%. Điều này là do, mức tiêu thụ ở 3 thị trường Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn tăng mạnh và tỷ lệ tăng là rất cao. Thị trường Hà Nội tăng với tỷ lệ là 95,58%, Quảng Ninh là 120%, Hải Phòng là 81,82%. Tuy nhiên mức tiêu thụ ở Hà Nội vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức tiêu thụ của toàn công ty, tiếp theo là thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh, các tỉnh khác 7,17%.

Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng là 3 thị trường lớn nhất của công ty tại các tỉnh miền Bắc. Mức tiêu thụ của công ty ở 3 thị trường này hàng năm là rất cao. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ của công ty ở các tỉnh khác còn thấp. Công ty đã, đang và sẽ cố gắng hơn nữa để mở rộng, phát triển và đẩy mạnh tiêu thụ ở các khu vực thị trường này nhằm nâng coa mức tiêu thụ ở các thị

Một phần của tài liệu Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w