II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
3. Các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam
3.2 .Thị trường phi hạn ngạch
Thị trường Nhật Bản
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may không hạn ngạch của Việt Nam lớn nhất là Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng nhanh qua các năm. Năm 1995 lần đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản, đến năm 1997 đã vượt lên vị trí thứ 7. Trong khi xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật của hầu hết các nước năm 1997 giảm mạnh thì xuất khẩu của Việt Nam tăng cả về kim ngạch lẫn thị phần.
Hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ tăng nhanh về kim ngạch mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh về khối lượng.
Các loại áo khoác gió nam, quần áo cho người lái xe tải, áo sơ mi, quần âu... là những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản.
Hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP của Nhật Bản. Đây là thuận lợi lớn cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản phải cạnh tranh quyết liệt với hàng dệt của nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật bị giảm mạnh, trên dưới 180 triệu USD.
Nhật Bản cũng là thị trường đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng JIS ( Japan Industrial Standard ) cũng như các điều luật , các quy định ứng dụng với sản xuất và nhập khẩu hàng hoá.
Mặc dù do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực, nền kinh tế suy thoái, sức mua giảm , tồn kho cao và sự mất giá của đồng Yên Nhật làm tăng giá thành nhập khẩu buộc nhiều công ty Nhật Bản phải cắt giảm nhập khẩu nói chung nhưng sang năm 1999 xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật lại có sự khởi sắc với tốc độ tăng trưởng đạt 30% so với năm 1998, đặc biệt năm 2000 đạt kim ngạch 619.581 ngàn USD tăng 48,5% so với năm 1999. Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch như hiện nay, triển vọng giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có thể đạt 3-3,5 tỷ USD vào năm 2005.
Thị trường Bắc Mỹ
Khu vực này được coi là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam với sức tiêu thụ hàng dệt may rất lớn (khoảng 40 kg/người/năm). Mặc dù chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và tối huệ quốc (MFN) nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường này. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang khu vực này còn thấp nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao trung bình khoảng 11,6%.
Trong tình hình hiện nay, khi nhiều thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch của Việt Nam giảm mạnh thì xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ khá ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu 50,038 triệu USD trong năm 1998, 59,266 triệu USD năm 1999 và đạt 79,450 triệu USD năm 2000 .Đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực thị trường này đang là mục tiêu chiến lược của ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian tới .
Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt của Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ
Đơn vị : Ngàn USD
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Xuất khẩu vào Bắc Mỹ 16,86 41,257 50,038 59,266 9,450
Xuất khẩu cả nước 1.150 1.503 1.448 1.747 1.892
% XK vào Bắc Mỹ 1,5 2,7 3,5 3,4 4,2
Nguồn : Vụ Xuất Nhập Khẩu. Bộ Thương Mại
Thị trường SNG và một số nước Đông Âu
Là thị trường có dân số lớn (trên 300 triệu dân) lại không có những quy định hạn chế về số lượng, có nguyên liệu bông dồi dào , máy dệt tốt và rẻ nên đây là một thị trường hai chiều : có thể xuất hàng hoá và nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị ... Mặc dù hiện nay yêu cầu về mẫu mã, chủng loại và chất lượng của thị trường này đã cao hơn trước, song đây vẫn là thị trường dễ tính, phù hợp với trình độ may của Việt Nam và lại là thị trường quen thuộc của Việt Nam nên ưu điểm là dễ thực hiện song một nhược điểm khi xuất khẩu sang thị trường này là việc đồng tiền vẫn không ổn định gây ảnh hưởng tới việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may nước ta trước năm 1990. Nhờ có tiềm năng về nguyên liệu bông, vật tư, kỹ thuật ... và có nhu cầu lớn về nhập khẩu hàng dệt may nên chúng ta có thể xuất khẩu với số lượng lớn mặt hàng này thông qua phương thức hàng đổi hàng. Các cơ sở dệt may của Việt Nam tại Nga hiện vẫn còn song hoạt động không có hiệu quả do chưa tìm ra một phương thức buôn bán thích hợp lại gặp phải những trở ngại trong kinh doanh. Buôn bán giữa Việt Nam với SNG và một số nước Đông Âu hiện nay chủ yếu vẫn
là Việt Nam làm hàng trả nợ và hàng đổi hàng, trong đó hàng dệt may chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Ngoài ra, còn có một lượng đáng kể hàng dệt may xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang các nước SNG và một số nước Đông Âu nhưng do nhiều nguyên nhân nên hoạt động cũng kém hiệu quả.
Để có thể trở lại hoạt động buôn bán hàng dệt may sang thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tích cực mở rộng hoạt động tiếp thị, tìm ra phương thức kinh doanh hợp lý và cần có sự can thiệp ở cấp vĩ mô giữa hai nhà nước thì hàng dệt may Việt Nam mới có thể xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường này được .
Thị trường các nước trong khu vực
Hàng năm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm sang các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Công... Tuy nhiên, các nước này không phải là thị trường nhập khẩu chính mà là nước nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công để tái xuất sang nước thứ ba. Đây cũng là thị trường quan trọng cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Biểu đồ 2: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước năm 2001,2002.
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Năm 2001 Năm 2002 Các nước khác 19% Mỹ 2% % EU32% Đài Loan 16% Nhật Bản 31% Các nước khác 19% Mỹ 35% % EU19% Đài Loan 9% Nhật Bản 18%
CHƯƠNG II