III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp
2.7. Tận dụng triệt để những ưu đãi của Mỹ giành cho các nước đang phát triển
triển
Một điều bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam là chưa được hưởng Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ. Vì nếu được hưởng những ưu đãi này, hàng của nước ta xuất khẩu sang Mỹ chỉ bị đánh thuế suất 0% hoặc rất thấp. Tuy nhiên, trong khi chưa được hưởng GSP, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải tìm những kẻ hở của quy định này để vẫn có thể xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ thu ngoại tệ. Một sản phẩm được hưởng GSP phải đáp ứng được những quy định sau:
Sản phẩm phải được sản xuất tại nước được hưởng GSP và giá trị nguyên liệu do nước đó làm ra cộng với chi phí trực tiếp gia công, chế tạo thành sản phẩm tại nước được hưởng GSP không được thấp hơn 35% giá trị sản phẩm ấy khi vào lãnh thổ Hải quan Mỹ.
Sản phẩm được sản xuất ở hai hay trên hai nước mà những nước ấy là thành viên của một Hiệp hội kinh tế, Liên minh thuế quan, Khu mậu dịch tự do thì được coi như sản xuất tại một nước, trị giá nguyên liệu chi phí đó được gộp lại để xác định điều kiện 35% nguyên liệu trong nước để hưởng GSP.
Khi nguyên liệu nhập khẩu vào nước được hưởng GSP và được chế biến thành một loại sản phẩm hoặc nguyên liệu khác thì vẫn được tính là trị giá gia tăng trong nước để đưa vào sản phẩm khi xét điều kiện 35% nguyên liệu trong nước để hưởng GSP.
Như vậy, từ các quy định trên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tìm được khe hở để xâm nhập hàng hoá của mình vào thị trường Mỹ bằng cách làm gia công hàng xuất khẩu cho các nước được hưởng GSP hay xuất khẩu nguyên nhiêu vật liệu
cho các nước ASEAN để thu ngoại tệ. Thực tế cho thấy, nhờ có gia công hàng dệt may, hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước khoảng 300 triệu USD, gía trị thu được từ làm hàng dệt gia công cũng chiếm 75- 80% trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này.
Tuy nhiên, đây cũng cũng chỉ là con đường vòng bất đắc dĩ chúng ta phải sử dụng. Mục tiêu lâu dài của chúng ta là phải đạt được quy chế GSP của Mỹ. Có như vậy, hiệu quả kinh tế mới được phản ánh thực sự, khắc phục được tình trạng “ lấy công làm lãi” như hiện nay. Bởi trên thực tế giá trị ta xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may mới chỉ là 20-25%. Nếu được hưởng quy chế GSP của Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu chắc chắn sẽ gấp nhiều lần con số 300 triệu USD.