I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
3. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
3.2. Nhóm công cụ hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Chính sách thuế quan
Thông tư 106 của Bộ Tài chính ban hành ngày 23/7/1998 đã cho phép tăng thời gian tạm chưa nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ( từ 90 ngày theo quy định cũ ) lên 270 ngày. Trong thời hạn này, nếu doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm thì không phải nộp thuế nhập khẩu cho số nguyên phụ liệu đã sử dụng, ngoài thời hạn này, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và được hoàn thuế sau khi đã xuất khẩu sản phẩm. Quy định này đã tháo gỡ được khó khăn nhiều năm nay của các doanh nghiệp sản xuất gia công hàng may do thời hạn 90 ngày theo quy định cũ không đủ thời gian để doanh nghiệp triển khai sản xuất lô sản phẩm.
Thông tư số 83/1998/BTC quy định về hoàn thuế doanh thu nguyên vật liệu và bán thành phẩm mua của cơ sở để sản xuất hàng xuất khẩu , cho phép các doanh nghiệp được hoàn thuế với các nguyên vật liệu và bán thành phẩm mua của các cơ sở khác để sản xuất hàng xuất khẩu đã khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may mặc sử dụng trong nước tạo điều kiện liên kết giữa lĩnh may mặc xuất khẩu tăng” đầu ra” cho ngành dệt tạo cho các doanh nghiệp dệt cơ hội “xuất khẩu gián tiếp”, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại của ngành may xuất khẩu.
Việc thành lập Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương Mại đã góp phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ các thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu, về thị trường.. cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng.Tuy rằng chưa làm được gì nhiều trong việc hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng đây chính là nền tảng quan trọng cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong tương lai.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp có được những thông tin đầy đủ về thị trường Mỹ, Chính phủ cũng đã tổ chức và hỗ trợ kinh phí để tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi về việc xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là hàng dệt may sang thị trường này. Tất cả những điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xâm nhập thành công sang thị trường đầy tiềm năng này.
Chính sách tỷ gía hối đoái
Đối với ngành dệt may, cần khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại , nguyên liệu phục vụ sản xuất. Vì vậy việc duy trì một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý như hiện nay. Với chính sách tỷ giá này, tỷ giá hối đoái được thả nổi tự do không có sự can thiệp nào của chính phủ vào thị trường ngoại hối nhưng nền kinh tế thường xuyên điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên cơ sở đánh giá chuyển biến của các biến số như tình hình dự trữ và thanh toán.
Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu , thành lập theo Quyết định 195 QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ có chức năng hỗ trợ về lãi suất, tài chính có thời hạn đối với những mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và thưởng về tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu . Qua ba năm triển khai, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã có những đóng góp nhất định cho hoạt hỗ trợ xuất khẩu tuy rằng quy mô còn quá nhỏ.
Trong thời gian qua, Quỹ hỗ trợ phát triển đã thực hiện hỗ trợ thông qua ba hình thức: cấp tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Chủ yếu vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển tập trung vào một số
ngành sản xuất, chế biến nông lâm sản, thuỷ hải sản , giầy da, cơ khí và đặc biệt là dệt may.