HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đã đạt được một số kết quả đáng kể, thể hiện: hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị. Đặc biệt sau sự kiện 11/9 là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam vì doanh nghiệp Mỹ muốn ký kết với nhứng hợp đồng ở nơi ổn định chính trị.Việt Nam lại là nước được cộng đồng quốc tế đánh giá là một thị trường tiềm năng ổn định và có mức đầu tư tăng.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang dần đứng vững trên thị trường Mỹ và tong bước thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ có thể xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ thông qua trung gian, các doanh nghiệp ngiệp thường xuyên bị động trong việc tìm kiếm đối tác, nhưng hiện nay họ không những đã chủ động hơn trong vấn đề này, mà còn tiến hành nhiều hình thức như: xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu Mỹ, tiến hành liên doanh liên kết vơi nước ngoài..các doanh nghiệp ngày càng năng động hơn trong qua trình hợp tác với doanh nghiệp Mỹ về thương mại, tham gia vào các hội chợ và lập các văn phòng đại diện của mình tại Mỹ.
Hàng dệt may của Việt Nam có chất lượng khá tốt, giá đối với hàng hiệu vẫn phù hợp với thị trường Mỹ. Mặt khác Việt Nam có trên 1 triệu Việt Kiều tại Mỹ là nhân tố đưa hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này.
Tóm lại, kết quả lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ là bước đầu đã thiết lập được quan hệ thương mại giữa doanh nhân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ . Một số doanh nghiệp đang đứng vững trên thị trường Mỹ, hàng dệt may của Việt Nam cũng đã được người tiêu dùng Mỹ biết
đến và tin dùng. Đây thực sự là những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể nâng cao được khả năng xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường Mỹ khi mà các doanh nghiệp tận dụng những ưu đãi được quy định trong hiệp định thương mại.
2. Những hạn chế
Theo Cục điều tra của Tổng công ty may mặc Việt Nam quy mô ngành dệt may Việt Nam còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực
Bảng 8- Quy mô ngành dệt may Việt Nam so với các nước trong khu vực
Tên nước Sản lượng sợi (100Tấn) Sản lượng vải lụa(1triệu m2) Sản phẩm may (1triệu sản phẩm) Kim ngạch XK (triệu USD) Trung Quốc 5300 21000 10000 5000 0 Ấn Độ 2100 23000 1250 0 Băngl ađét 200 1800 4000 Thái Lan 1000 4200 2500 6500 Inđôn êxia 1800 4400 3000 8000 Việt Nam 85 304 400 2000 Nguồn : VINATEX
Hiện tại ngành dệt chưa đáp được yêu cầu cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may, do đó tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam còn thấp (25%). Sản xuất bông trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nguyên liệu, với số lượng chỉ 8000-9000 tấn bông mỗi năm hiện nay thì các doanh nghiệp ngành dệt sẽ phải tiếp tục nhập từ nước ngoài 12000-13000 tấn bông/ năm và sơ , sợi nhập khẩu 100% trong thời gian dài. Khó khăn lớn nhất của ngừời
trồng bông là giá bông nhập khẩu hiện nay chỉ khoảng 12000đ/kg trong khi giá bông sản xuất trong nước lên tơí 18000đ/kg. Sản xuất nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may xuất khẩu mới đáp ứng khoảng 10 – 15% nhu cầu, dẫn đến khó kết nối giữa hai khâu dệt và may. Dệt may tuy đã là một trong những ngành xuất khẩu chủ yếu nhưng kim ngạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ bé (năm 2001 mới đạt 49,34 triệu USD, chiếm 2,46% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ), chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam .
Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại có trình độ công nghệ thấp, năng lực sản xuất, chủng loại, mẫu mã hàng hoá nghèo nàn, năng suất lao động thấp dẫn đến giá thành cao hơn một số nước khác như: Trung Quốc , Thái Lan ..
Sản phẩm may của Việt Nam chủ yếu ở dạng gia công, giá trị gia tăng khoảng 15%-20%. Do đó kim ngạch xuất khẩu tuy lớn nhưng phần ngoại tệ thực tế thu được lại nhỏ. Thị trường Mỹ thường ưu nhập khẩu hàng dệt may theo hình thức FOB ( bán thẳng ) doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với thị hiếu, pháp luật , thị trường , phương thức bán hàng: FOB, CIF, LDF..trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại thiên về phương thức gia công, nên khả năng thâm nhập thị trường Mỹ còn khó khăn. Bên cạnh đó việc thực hiện các hợp đồng gia công lại không ổn định phụ thuộc vào giá nhân công và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu.
Các doanh nghiệp chưa được đầu tư đúng mức vào công tác thiết kế mẫu, nhãn hiệu, thương hiệu và phương thức bán hàng nội lực các doanh nghiệp chưa đủ để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Trong gần 900 doanh nghiệp dệt may trong cả nước chỉ có khoảng 10% là có đủ nội lực cạnh tranh ra thị trường nước ngoài, riêng với thị trường Mỹ số này còn ít hơn. Năng lực thiết kế thời trang trong nước còn quá yếu và chưa được chủ động , còn nặng tư tưởng may gia công để tìm lợi nhuận. Ngành dệt may vẫn còn quá chú trọng đầu tư đón đầu, chờ thời cơ và các khâu kỹ thuật ban đầu như kéo sợi dệt vải mà chưa nâng cao chật lượng sản phẩm và đầu tư vào thị hiếu khách hàng
Theo lộ trình hội nhập, hàng dệt may đang được bảo hộ ở mức sẽ giảm dần xuống mức tối đa 5% vào năm 2006. Còn theo hiệp định ATC/WTO, đến cuối năm 2001, các nước phát triển sẽ bỏ hạn ngạch nhập khẩu dệt may từ các nước thành viên. Như vậy hầu hết các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may lớn sẽ có lợi thế hơn Việt Nam . Bên cạnh đó là việc Mỹ dành nhiều ưu đãi hơn cho hàng nhập khẩu từ các vùng Caribê , vùng sa mạc Sahara, Jodanie..làm cho các khu vực này tăng thêm sức cạnh tranh xuất khẩu . Ngày 22/4/2001 hội nghị 34 nước Châu Mỹ đã thống nhất thành lập khối mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) có hiệu lực năm 2005, vì vậy khả năng xuất khẩu hàng dệt may từ các nước Châu á, trong đó Việt Nam vào Mỹ chắc chắn sẽ bị thu hẹp.
CHƯƠNG IV
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ