Nhóm công cụ hỗ trợ sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 72 - 78)

I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ

3. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ

3.1. Nhóm công cụ hỗ trợ sản xuất

Chính sách đầu tư phát triển

Thị trường Mỹ là một thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm dệt may rất lớn, do vậy cần có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư phát triển. Để làm được điều này, những

(1) (3a)

Người tiêu dùng Mỹ

năm qua Nhà nước đã có chính sách đầu tư để phát triển ngành dệt may nọi chung và để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ nói riêng. Cụ thể:

Về thu hút vốn đầu tư

Tạo nguồn vốn trong nước bằng cách cổ phần hoá doanh nghiệp, trước hết ở ngành may và lựa chọn một số xí nghiệp dệt. Cổ phần hoá dựa trên nghiên cứu quy mô đầu tư thích hợp với đặc thù của tong doanh nghiệp.

Cùng với thu hút vốn đầu tư trong nước, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức như các doanh nghiệp liên doanh, cổ phần hay 100% vốn nước ngoài.

Đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam , Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách “ khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào qua trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam”. Chính sách này cụ thể như sau: Các công ty tham gia vào sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế với điều kiện 90% sản phẩm sản xuất ra phải được xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu cho ngành dệt may xuất khẩu . Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất và thuế xuất khẩu thành phẩm thấp hơn 30% mức thuế suấtt thông thường quy định trong biểu thuế xuất nhập khẩu mới của Việt Nam được áp dụng ngày 1/1/1999, còn thuế nhập khẩu các dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các trung tâm công nghệ nguồn ( Mỹ , Tây Âu , Nhật Bản ) thì thấp hơn 50% mức thuế quy định đối với sản phẩm cùng loại trong biểu thuế. Với chính sách này, Việt Nam có thể thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài vào quá trình sản xuất hàng dệt may vào Việt Nam . Qua đó, Việt Nam không những thu hút được vốn đầu tư nước ngoài lớn, nhập khẩu công nghệ nguồn mà còn nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng dệt may xuất khẩu. Chính sách này là một trong những phương pháp tối ưu để Việt Nam cải tiến sản xuất, sử dụng công nghệ dệt may đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta rất thiếu vốn và kinh nghiệm còn hạn chế. Nếu đi vay

tiền để nhập khẩu công nghệ, chưa chắc các kỹ sư Việt Nam đã vận hành máy móc đạt kết quả mong muốn , hơn nữa vay tiền thì phải có nguồn để trả. Còn ở đây, vốn của phía nước ngoài đóng góp ( dây truyền công nghệ máy móc thiết bị ...) sẽ trả bằng sản phẩm thu được từ qua trình sản xuất. Việt Nam sẽ rất có lợi thông qua những dự án như thế này và chính sách trên là biện pháp tốt nhất để Việt Nam đón nhận được “ làn sang di chuyển ngành dệt may sang các nước Nam á và Đông Nam á ”.

Thêm vào đó, Nghị định của Chính phủ số 7/1998/NĐ - CP ngày 15/1/1998 đã xác định được dự án đầu tư sản xuất hàng dệt may cũng như sản xuất nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu thuộc danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư. Theo nghị định này, các doanh nghiệp này được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được ngân hàng đầu tư và phát triển cùng với các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu và cho vay đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất mặt hàng xuất khẩu thay thế nhập khẩu danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, được Nhà nước xem xét trợ giúp thông qua quỹ bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường thế giới hoặc trong nước biến động mạnh, gây thua lỗ lớn cho các doanh nghiệp.

Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trong đó có ngành dệt may cũng như các ngành sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được hưởng các ưu đãi:

Doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm liên tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại.

Luật đầu tư nước ngoài cũng có nhiều thay đổi có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cho ngành dệt may, đặc biệt là ngành dệt, góp phần giảm chi phí nguyên vật liệu cho ngành may xuất khẩu . Một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm:

Các dự án sản xuất thuốc nhuộm, hoá chất chuyên dùng, tơ sợi, các loại hàng dệt để xuất khẩu nguyên liệu cao cấp để sản xuất quần áo xuất khẩu thuộc danh mục các dự án được khuyến khích đầu tư. Các dự án xuất khẩu 100% sản phẩm thuộc danh mục được khuyến khích đầu tư.

Các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên được cơ quan cấp giấy phép đầu tư quyết định cấp giấy phép đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Doanh nghiệp bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thuế doanh thu tương ứng đối với số sản phẩm trên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “ xuất khẩu gián tiếp ” qua các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Mặc dù còn nhiều điều bất cập, những đổi mới trong Luật đầu tư trong nước cũng như Luật đầu tư nước ngoài có tác dụng khuyến khích đầu tư và thoá gỡ phần nào khó khăn về tài chính cũng như tổ chức triển khai các dự án trong đầu tư ngành dệt may.

Về việc phân bố vốn đầu tư

Có sự khác nhau trong việc phân bổ vốn giữa các ngành và các loại hìh doanh nghiệp. ở ngành dệt, các xí nghiệp thuộc quốc doanh trung ương vẫn là loại hình có vốn lớn nhất và liên tục tăng qua các năm. Nhờ có vốn lớn, các doạn nghiệp này có thể trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tiếp cận trực tiếp với thị trường xuất khẩu thế giới mà không cần phải thông qua một số khâu trung gian của các thương nhân nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà nước địa phương lại có xu hướng giảm sút về vốn đầu tư và quy mô nhỏ hơn. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phần lớn các số vốn nhỏ. Với số vốn nhỏ, các doanh nghiệp này khó có thể vươn lên vì cơ sở vật chất nghèo nàn, không thể áp dụng được kỹ thuật tiên tiến hiện nay trên thế giới. Do đặc điểm của ngành may là không phải đầu tư đổi mới công nghệ mà chỉ là trang thiết bị nên ngành này đòi hỏi ít hơn ngành dệt.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thì đầu tư các doanh nghiệp may còn thấp, phần lớn có số vốn dưới 5 tỷ đồng.

Chính sách về nguyên phụ liệu

Để chủ động cung ứng được nguyên liệu chính của ngành dệt với giá cả cạnh tranh, việc đầu tư phát triển cây bông vải đã được chính phủ rất quan tâm hỗ trợ. Ngày 17/8/1999 , Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 168/1999/QĐ-CP về một số chính sách phát triển cây bông. Bên cạnh đó, ngày 15/6/2000, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 09/2000/ NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong các văn bản này, Chính phủ khẳng định bông, dâu tằm có vị thế lâu dài trong cơ cấu nông nghiệp và định hướng phát triển bông sợi ở các vùng có điều kiện, để tiến tới tự túc một phần quan trọng nhu cầu sợi bông trong ngành dệt, hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát triển dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa, tạo thêm công ăn việc làm và gia tăng hàng xuất khẩu.

Những văn bản này đã có tác dụng rất thiết thực trong việc khuyến khích cây bông vải phát triển, cung cấp tốt nguồn nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu nước ta.

Chính sách về khoa học công nghệ

Trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự đổi mới khoa học công nghê trong ngành dệt may. Trước hết là việc Nhà nước hôx trợ kinh phí để xây dựng, nâng cấp các Viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm cũng như các trường đào tạo công nhân, kỹ sư dệt may. Tuy rằng chưa đạt kết quả nhiều lắm, nhưng việc hỗ trợ phát triển công nghệ trong ngành dệt may ở nước ta đang giúp cho các dự án mới có khả nằng được triển khai. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đứng ra tổ chức nhiều buổi hội thảo về công nghệ mới giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được, từ đó có thể đưa ra những chiến lược mới, phù hợp với khả năng của mình.

Nguồn nhân lực tốt là một sự đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy, để đáp ứng nguồn lực có tay nghề cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 là hết sức cần thiết và cấp bách.

Trong Quyết định 55/2001/QĐ - TTg của chính phủ đã nêu 6 điểm để hỗ trợ ngành dệt may phát triển 2010. Trong đó điểm 5 của Quyết định cho phép: “ Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch dệt may cho việc mở rông thị trường xuất khẩu , trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các tổ chức dệt may quốc tế , cho các công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may”.Như vậy , trong chủ trương và trong các chính sách của mình , Nhà nước luôn thể hiện sự quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của người lao động trong ngành dệt may. Quyết định này sẽ đưa ra một định hướng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp.

Bên cạnh quyết định này, Nhà nước cũng có nhiều biện pháp hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực dệt may như: hỗ trợ kinh phí đào tạo lực lượng lao động, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho công tác đào tạo...Có thể khẳng định rằng, để dệt may nâng cao cạnh tranh, đạt được kế hoạch và nhiệm vụ được giao thì cần phải có giải pháp lâu dài, được sự hỗ trợ của Nhà nước để có đội ngũ lao động, lực lượng quản lý để năng lực, trình độ được đào tạo tại các trường chuyên ngành, chính quy, có sự tham gia của các chuyên viên nước ngoài với đầy đủ các khâu từ thiết kế , kỹ thuật, điều hành sản xuất, thương mại ...chứ không thể trông chờ vào những giải pháp tình thế đã và đáng thực hiện như hiện nay.

Chính sách về tổ chức quản lý

Để quản lý tốt hoạt động của ngành dệt may, Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn và kịp thời. Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Tổng công ty may Việt Nam (VINATEX) trên cơ sở sát nhập Tổng công ty dệt và Tổng công ty May trước đây. Tổng công ty May Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành dệt may. Thêm vào đó, ngày 14/11/1999, Hiệp hội dệt may Việt Nam ( VITAS) ra đời đáp ứng lòng mong mỏi của các doanh nghiệp.

Từ nay, các doanh nghiệp dệt may đã có một tổ chức thống nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, tránh tình trạng dẫm chân lên nhau, chin ép nhau, tự mình làm hại mình như trước đây. Ngoài ra, VITAS còn hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, về đầu tư, chuyển giao công nghệ, về thị trường và đào tạo nguồn nhân lực..

Với sự ra đời của hai tổ chức này đã tạo ra sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với ngành dệt may, từ đó thúc đẩy sự phối hợp giữa các đơn vị trong ngành thuộc các thành phần kinh tế, các địa phương khác nhau.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w