- Đại học - Cao đẳng - Trung cấp - Lao động phổ thông 3. Theo giới tính - Nam - Nữ 425 72 6 12 27 452 267 230 Tổng số lao động 497
2.1.5. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh XNK lâm sảnQuy nhơn Quy nhơn
2.1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ nghiệp vụ
2.1.5.2. Nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:
Kế toán Trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán doanh nghiệp, được bổ nhiệm theo quyết định của giám đốc doanh nghiệp, với chức năng là kiểm soát tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, là người tổ chức và điều hành toàn bộ công tác kế toán, tài chính trong doanh nghiệp, cập nhật và thống kê các thông tin kinh tế, các chế độ hạch toán kế toán để báo cáo kịp thời lên cấp trên, có nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh lập báo cáo tài chính và kiểm tra số liệu kế toán.
Kế toán Tổng hợp: Là người hỗ trợ, thay mặt Kế toán Trưởng căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để phản ảnh vào sổ theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Tính đúng khấu hao, phân bổ khấu hao vào các đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, tổ chức tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp, tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương, vật tư
Kế toán tiêu thụ, Kế toán NH, công nợ
Kế toán Tiền lương Vật tư: Có trách nhiệm theo dõi tiền lương và trợ cấp lương cho các bộ phận một cách chi tiết và tổng hợp, nhận các chứng từ gốc từ phòng kế hoạch vật tư, tổng hợp lên bảng tổng hợp chi tiết, lập thẻ kho hàng quí đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất nhập vật tư.
Kế toán tiêu thụ, Kế toán NH, công nợ: theo dõi tình hình nhập, xuất thành phẩm, xác định doanh thu tiêu thụ trong nước, doanh thu hàng xuất khẩu. Viết phiếu thu, chi theo đúng chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình luân chuyển vốn của công ty. Theo dõi các khoản phải trả trong nước. Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán theo đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán (dựa theo Hợp đồng).
Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý toàn bộ số lượng tiền mặt, theo dõi các khoản chi, tạm ứng tiền mặt mua bán hàng hóa. Là người giao nhận và lưu trữ chứng từ có giá trị theo lệnh của Giám đốc và Kế toán Trưởng.
2.1.6. Hình thức kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp:Hình thức kế toán Hình thức kế toán
Với cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán như trên. Doanh nghiệp đã chọn hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ ”. Đây là hình thức kế toán cập nhật chứng từ kinh tế phát sinh theo trình tự nhất định, đáp ứng nhu cầu của công tác kế toán và phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú: Ghi chép hàng ngày Ghi chép định kỳ Ghi chép cuối kỳ Quan hệ đối chiếu
Đặc điểm và trình tự ghi sổ kế toán tại doanh nghiệp theo hình thức kế toán chứng từ - ghi sổ:
- Các loại chứng từ, sổ kế toán chủ yếu: + Chứng từ ghi sổ + Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ + Sổ cái + Sổ chi tiết Sổ cái Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Nội dung, trình tự ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc đính kèm, được kế toán duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc đã được kiểm tra, đối chiếu, kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được ghi vào sổ cái. Các chứng từ sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết, trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Sau đó đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, căn cứ vào sổ cái, kế toán lập bảng cân đối tài khoản rồi lập các báo cáo tài chính của Doanh nghiệp.
2.1.7 Chế độ tài khoản kế toán tại doanh nghiệp
Với đặc điểm kinh doanh của mình, chi nhánh XNK lâm sản Quy nhơn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 đã chỉnh lý, bổ sung theo thông tư 244/2009/TT – BTC ngày 31.12.2009 của Bộ Tài Chính
2.1.8. Các chính sách kế toán – tài chính khác tại doanh nghiệp