Nhiệm vụ của từng công đoạn trong quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Bai chinh Ke toan va phan tich NVL (DNTN Phuoc Toan) docx (Trang 25 - 27)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NVL

2.1.3.1.2. Nhiệm vụ của từng công đoạn trong quy trình sản xuất

Nguyên liệu gỗ tròn: Gỗ tròn được nhập từ các nước Lào, Malaysia, Inđônêsia… bằng tuyến đường thủy về Cảng Quy Nhơn, sau đó được đưa về phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp.

Xẻ phôi định hình: Công đoạn này có nhiệm vụ căn cứ vào đơn đặt hàng xuất khẩu, cần kiểm xem gỗ loại nào, kích thước ra sao, để xem loại gỗ nào có độ bền cao phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất. Loại gỗ nào sản xuất cho bàn ghế ngoài trời, còn số nguyên liệu còn lại không đưa vào làm hàng tinh chế mà sẽ được tiến hành xẻ theo tiêu chuẩn phục vụ cho xây dựng cơ bản tiêu dùng trong nước. Từ kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kỳ, bộ phận kế hoạch sẽ tính toán được số lượng của từng loại phôi theo kích cỡ khác nhau.

Kiểm tra, phân loại gỗ : Công đoạn này có nhiệm vụ rất quan trọng, là yếu tố để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó đòi hỏi các cán bộ và công nhân phụ trách bộ phận phải am hiểu về từng chung loại gỗ và đặt tính kỷ thuật của nó. Phải biết loại gỗ nào cần xử lý bằng phương pháp luộc, loại gỗ nào xử lý bằng phương pháp sấy cho thích hợp.

Công đoạn sấy hoặc luộc : Sau công đoạn kiểm tra phân loại gỗ các cán bộ hoặc công nhân kỷ thuật tiến hành sấy gỗ hoặc luộc gỗ theo đúng kỹ thuật, thời gian sấy hoặc luộc tùy thuộc loại gỗ.

Tạo phôi: Sau khi nhập gỗ phách từ kho nguyên liệu về, cán bộ và công nhân kiểm tra về chủng loại, quy cách, chất lượng và số lượng rồi tiến hành sản xuất:

- Cắt ngang: Cắt gỗ phách theo đúng độ dày, độ dài của chi tiết gia công. - Rong: Rong gỗ phách thành chi tiết thẳng đúng kỷ thuật.

- Chuốt chốt: Tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Công đoạn này giúp cho cán bộ công nhân kỷ thuật kiểm tra được các chi tiết sau khi gia công về: quy cách, dày, rộng và chất lượng, sau đó chuyển sang thực hiện các công đoạn tiếp theo.

- Đối với các chi tiết tiến hành nằm ở dạng cong thì: + Dùng rập vẽ lên các vách gỗ.

+ Lộng các chi tiết theo đường bút chì đã vẽ sẵn trên vách gỗ. + Công đoạn thẩm: Tạo phẳng một mặt chuẩn.

+ Công đoạn phay: Xác định độ cong bo của chi tiết theo đúng quy cách. - Đối với các chi tiết ở dạng thẳng thì:

+ Bào thẳng 4 mặt của chi tiết.

+ Công đoạn phay: Xác định độ bo của chi tiết.

+ Công đoạn phay roater: Tạo rãnh và độ bo của chi tiết.

Sau khi gia công xong các chi tiết, cán bộ tiến hành kiểm tra về mặt kỹ thuật, quy cách và chất lượng của chi tiết, chuyển sang giai đoạn định vị.

Định vị: Công đoạn này có nhiệm vụ: - Xác định lỗ đục theo đúng mẫu thử. - Khoan đứng, khoan ngang, khoan lắc.

- Cắt định một đầu: Xác định góc cắt theo đúng mẫu thử.

Tất cả các công đoạn sản xuất sau khi hoàn thành đều phải được kiểm tra về mặt kỹ thuật và chất lượng của chi tiết.

Chà nhám: Gồm : - Chà nhám phẳng. - Chà nhám bo. - Chà nhám đứng.

Lắp ráp I, II: Kiểm tra về độ mịn, nứt toét của các chi tiết, quy cách ốc vít, phụ liệu… rồi tiến hành các bước sau:

- Xác định màu phù hợp. - Lắp ráp I (Lắp ráp chi tiết). - Lắp ráp II.

- Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Làm nguội: Có nhiệm vụ kiểm tra các chi tiết của sản phẩm có vết nứt, lỗ đinh, lỗ mục kim thì trít lại. Khi chà nhám bề mặt chi tiết, chú ý không làm biến

dạng các chi tiết, và điều quan trọng là không làm thay đổi sản phẩm về mặt chất lượng.

Thứ tự tiến hành công việc quan sát ở nhiều góc độ, nhiều vị trí, kiểm tra sản phẩm sau khi làm nguội, kiểm tra chất lượng, độ bóng bề mặt của sản phẩm.

KCS phân xưởng: Sau khi sản phẩm hoàn tất ở tất cả các công đoạn KCS phân xưởng tiến hành kiểm tra sản phẩm. KCS phân xưởng là công đoạn kiểm tra từng chi tiết của sản phẩm.

Thành phẩm: Ở giai đoạn này ta tiến hành: - Phun NC: Phun đều bề mặt của sản phẩm.

- Chà mas: Nhằm đảm bảo sản phẩm không bị mối mọt ăn.

KCS khách hàng: Là giai đoạn kiểm tra tổng thể về sản phẩm gồm: - Kiểm tra kích thước tổng thể của sản phẩm.

- Kiểm tra độ nhẵn mịn, bóng của sản phẩm.

- Kiểm tra về chất lượng và độ gấp xếp của sản phẩm.

Bao bì đóng gói: Tiến hành đóng mác (nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp), lau chùi sản phẩm và đóng thùng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Xuất hàng: Khi nhận lệnh xuất hàng của Ban Giám đốc, bộ phận xuất hàng tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa, container, xếp hàng vào container.

Báo cáo xuất hàng: Lập báo cáo xuất hàng gửi cho Ban Giám đốc.  Lưu hồ sơ: Lưu hồ sơ theo quy trình kiểm soát hồ sơ.

2.1.3.2.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Bai chinh Ke toan va phan tich NVL (DNTN Phuoc Toan) docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w