III. Nội dung hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị tr−ờng
3. Xác định mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân, nhóm hay toàn bộ tổ chức. Mục tiêu chỉ ra ph−ơng h−ớng cho tất cả các quyết định quản trị và hình thành nên những tiêu chuẩn đo l−ờng cho việc thực hiện trong thực tế. Vì vậy, sau khi nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh của mình thì
việc đề ra mục tiêu cạnh tranh là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó là xuất phát điểm, là nền tảng cho việc lập các kế hoạch các chiến l−ợc cạnh tranh sau này.
3.1. Các loại mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp 3.1.1. Xét theo tính chất cụ thể của mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát: mang tính chất khái quát, đảm bảo sự phát triển chung của doanh nghiệp nh− tồn tại và phát triển; tối đa hoá lợi nhuận...
- Mục tiêu cụ thể: mô tả các kết quả cụ thể mà doanh nghiệp phải đạt đ−ợc trong từng thời kỳ cụ thể nh− khả năng sinh lời, doanh thu, thị phần, chất l−ợng sản phẩm , hiệu quả...
3.1.2. Xét theo thời gian
- Mục tiêu dài hạn: gắn với khoảng thời gian dài. Đó th−ờng là các mục tiêu nh− tối đa hoá lợi nhuận, khả năng tăng tr−ởng, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị tr−ờng...
- Mục tiêu ngắn hạn: mô tả các kết quả doanh nghiệp mong muốn đạt đ−ợc trong khoảng thời gian ngắn hơn so với thời gian dài hạn.
3.1.3. Xét theo phạm vi
- Mục tiêu cấp doanh nghiệp: bao gồm các mục tiêu tổng quát xét cho toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
- Mục tiêu cấp bộ phận: chỉ bao hàm trong phạm vi từng đơn vị bộ phận.
3.2. Yêu cầu đối với các mục tiêu cạnh tranh
- Tính cụ thể: khi xác định mục tiêu cần chỉ rõ nó liên quan đến những vấn đề gì? giới hạn thời gian thực hiện? kết quả cuối cùng cần đạt?...
- Tính khả thi: phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và khả năng của các cá nhân, các bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu.
- Tính nhất quán: các mục tiêu phải thống nhất với nhau, việc hoàn thành mục tiêu này không làm cản trở tới việc thực hiện các mục tiêu khác.