III. Nội dung hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị tr−ờng
1. Nghiên cứu thị tr−ờng, xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc để thâm nhập vào thị tr−ờng mới thì nghiên cứu thị tr−ờng luôn là công việc quan trọng đối với mỗi nhà kinh doanh. Bởi vì thị tr−ờng là nơi mà họ sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh trên đó.
Nghiên cứu thị tr−ờng giúp các doanh nghiệp nắm đ−ợc các đặc điểm của thị tr−ờng nh−: khách hàng và nhu cầu của khách hàng; các yếu tố về kinh tế về văn hoá, chính trị luật pháp... Mục đích của việc nghiên cứu là dự đoán đ−ợc các xu h−ớng biến động của thị tr−ờng, xác định đ−ợc các cơ hội cũng nh− các nguy cơ có thể có từ thị tr−ờng. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh của mình nh− lựa chọn thị tr−ờng mục tiêu, thực hiện các hoạt động marketing...
Một trong những nội dung của việc nghiên cứu thị tr−ờng là việc xác định đ−ợc và phân tích các đối thủ cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
Nội dung của công tác này là phải biết đ−ợc:
- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.
- Số l−ợng các đối thủ cạnh tranh trên thị tr−ờng. Xác định đâu là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp.
- Các điểm mạnh, yếu của từng đối thủ.
- Chiến l−ợc hiện tại của đối thủ, khả năng đối thủ chuyển dịch và đổi h−ớng chiến l−ợc của họ.
- Vị trí của đối thủ trong ngành và thái độ của đối thủ đối với vị trí hiện tại của họ. Điều gì các đối thủ muốn đạt tới trong t−ơng lai.
- Các đối thủ sẽ phản ứng và hành động nh− thế nào tr−ớc chiến l−ợc cũng nh− các chính sách, giải pháp mà doanh nghiệp sẽ đ−a ra.