4.Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm I (Trang 52 - 56)

- Về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty:

4.Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I.

công ty dâu tằm tơ I.

4.1: Những mặt đã làm đ−ợc.

Là một doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tơ lụa của cả n−ớc nói chung và khu vực phía Bắc nói riêng. Công ty dâu tằm tơ I với truyền thống sản xuất kinh doanh của mình đã đạt đ−ợc những thành tựu to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty luôn gia tăng, tiền l−ơng của cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện. Trên th−ơng tr−ờng công ty đã tạo đ−ợc uy tín với nhiều bạn hàng thế giới. Sản phẩm của công ty ngày càng đ−ợc −a thích, bạn hàng ký kết ngay càng nhiều hợp đồng tiêu thụ.

Với máy móc thiết bị mới đ−ợc trang bị năng lực sản xuất đ−ợc nâng cao, yêu cầu số l−ợng cán bộ công nhân viên để vận hành và sử dụng máy móc ngày một tăng. Ngoài ra, nguyên liệu đầu vào cần nhiều hơn thúc đẩy gia tăng số hộ trồng dâu nuôi tằm. Công ty đã, đang và sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ng−ời lao động, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc- một nơi đời sống của ng−ời dân còn nhiều khó khăn này.

Đội ngũ công nhân −ơm tơ của công ty đ−ợc công ty trực tiếp tổ chức đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của sản xuất. Với tay nghề ngày một nâng cao công nhân −ơm tơ góp phần tích cực trong việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp nhận và vận hành tốt các thiết bị tiên tiến đảm bảo cho việc nâng cao chất l−ợng sản phẩm.

Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm quản lý, năng nổ, nhịêt tình, có trách nhiệm trong công việc đã giúp cho doanh nghiệp định đ−ợc h−ớng đi đúng và đi vào tăng tr−ởng.

Công ty đã phát động nhiều đợt thi đua ngắn ngày, dài ngày, phục vụ kịp thời cho các lô hàng xuất khẩu đảm bảo đúng tiến độ giao hàng.

Đảm bảo đ−ợc chữ tín với khách hàng nên thị tr−ờng của công ty ngày càng đ−ợc mở rộng, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng lợi nhuận. Công ty rất chú trọng đầu t− đổi mới công nghệ để chiếm lĩnh thị tr−ờng. Công tác đào tạo bồi d−ỡng cán bộ đ−ợc tổ chức th−ờng xuyên, việc sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý đúng chức năng phát huy tối đa khả năng của họ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.

Thêm vào đó thị tr−ờng tơ lụa thế giới trong những năm gần đây ngày càng mở rộng cho các n−ớc sản xuất và xuất khẩu tơ, trong khi sản l−ợng của các n−ớc sản xuất tơ lớn

trên thế giới nh− Trung Quốc, ấn Độ có xu h−ớng sụt giảm. Đây là thuận lợi lớn với thị tr−ờng tiêu thụ tơ lụa Việt Nam nói chung và của công ty dâu tằm tơ I nói riêng.

4.2: Những tồn tại chủ yêú và nguyên nhân kìm hãm sự phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty. doanh xuất khẩu ở công ty.

Trong thời gian qua, ngành dâu tằm tơ nói chung và công ty dâu tằm tơ I nói riêng vẫn còn tồn tại một thực tế là không tận dụng đ−ợc hết khả năng của mình, hoạt động kém hiệu quả do gặp phải một số khó khăn. Những khó khăn này xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ trong công ty cũng nh− từ phía bên ngoài công ty. Những khó khăn chủ yêú phải kể đến là:

Nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu của công ty:

Nh− đã phân tích ở những phần tr−ớc, hàng tơ lụa xuất khẩu của công ty chủ yếu có đ−ợc từ thu mua của các đơn vị −ơm tơ dệt lụa trong n−ớc. Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty phụ thuộc rất lớn vào nguồn hàng này. Trên thực tế nguồn hàng này vừa thiếu lại vừa yếu. Thiếu vì lúc cần thì không có, yếu vì có mà không đáp ứng đ−ợc nhu cầu.

Nhìn chung các xí nghiệp −ơm tơ của ta phân tán, công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu hao nguyên liệu và cho chất l−ợng đầu ra không tốt. Thiết bị dệt lụa của ta cũng vậy, chỉ có thể cho ra các loại vải khổ nhỏ...Với đặc điểm đầu vào nh− vây, tr−ớc yêu cầu đa dạng của thị tr−ờng công ty chỉ có khả năng đáp ứng một phần nhu cầu cấp thấp, còn đối với nhu cầu cấp cao công ty không đủ khả năng đáp ứng. Do đó trong những năm vừa qua công ty đã bỏ lỡ nhiều đơn hàng có giá trị của một số bạn hàng ở Pháp, Italia, Hàn Quốc... Nh− vậy là công ty đã bỏ mất cơ hội trong kinh doanh, điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ một công ty nào muốn phát triển đi lên trong cơ chế thị tr−ờng.

Công tác nghiên cứu thị tr−ờng và lựa chọn đối tác:

Trong bối cảnh hiện nay công ty phải đối mặt với nhiều hình thức về thị tr−ờng xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh về giá cả, chất l−ợng, mẫu mã hàng cũng nh− kỹ thuật, vốn của công ty đã đ−ợc cải thiện nh−ng nhìn chung còn rất yếu so với các n−ớc có danh mục xuất khẩu t−ơng tự. Có một thực tế là thị tr−ờng xuất khẩu của công ty vẫn còn rất nhỏ bé, tên tuổi của công ty vẫn đứng hàng sau tên tuổi của các đơn vị có uy tín khác trên th−ơng tr−ờng. Chính vì vậy, trong thời gian qua công ty đã tích cực hơn trong công tác xúc tiến th−ơng mại, quảng cáo, theo dõi thị tr−ờng giá cả. Công ty đã phối hợp tổ chức gặp gỡ, làm việc cụ thể với nhiều tham tán Việt Nam ở n−ớc ngoài, tham gia nhiều hội trợ trong và ngoài n−ớc. Ngoài ra, công ty còn th−ờng xuyên bám các thị tr−ờng, ban xúc tiến th−ơng mại của bộ và các th−ơng vụ n−ớc ngoài, Phòng th−ơng mại và công nghiệp Việt Nam để nắm rõ chủ tr−ơng chính sách về thị tr−ờng.

Tuy nhiên, cho đến nay công tác thị tr−ờng của công ty còn nhiều hạn chế. Công ty ch−a quan tâm đúng mức về vấn đề này. Hiện công ty ch−a có một bộ phận chuyên sâu nghiên cứu thị tr−ờng riêng biệt mà nó đ−ợc nhập trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty cũng ch−a có một đội ngũ chuyên môn để thu thập và xử lý các thông tin nhằm đ−a ra các quyết định cho từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và lựa chọn đối tác giúp công ty tìm kiếm đ−ợc nhiều bạn hàng tin cậy, ổn định, có khả năng hợp tác lâu dài. Đồng thời việc nghiên cứu và lựa chọn khách hàng cũng giúp cho công ty có những ph−ơng thức kinh doanh thích hợp và hạn

chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên công ty đã không chủ động trong việc lựa chọn đối tác, đa phần các đối tác tự tìm đến công ty. Điều này phần nào hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh:

Trong thực tế khó có thể tiêu chuẩn hoá chất l−ợng và khối l−ợng kén đầu ra cho hàng trăm cơ sở trồng dâu nuôi tằm nhỏ lẻ khác nhau. Vùng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của công ty dâu tằm tơ I nói riêng, của các công ty sản xuất tơ đầu vào cho hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung, th−ờng không ổn định. Dẫn đến sản l−ợng sản xuất và thu mua hàng năm không ổn định. Khó khăn này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan là giá cả tơ trên thị tr−ờng không ổn định, thay đổi thất th−ờng dẫn đến sự thất th−ờng trong sản xuất kén nguyên liệu. Thật vậy, khi giá tơ lên bà con hăng hái trồng đâu nuôi tằm l−ợng kén nguyên liệu có thể tăng nhanh, nh−ng khi giá sụt giảm thì bà con không ngần ngại chặt bỏ diện tích dâu đã trồng l−ợng kén giảm mạnh, đến khi giá tăng trở lại thì không lấy đâu ra nhiều lá dâu để nuôi tằm, các nhà máy xí nghiệp −ơm tơ thì thiếu nguyên liệu để sản xuất. Rõ ràng trồng dâu nuôi tằm phải tính hiệu quả kinh tế trong một thời gian dài. Bởi cây dâu cho lá làm thức ăn tốt cho tằm trong vòng 8 đến 10 năm mới cần hoại bỏ. Vì vậy việc chặt bỏ bừa bãi của bà con nh− hiện nay là rất lãng phí.

Thêm vào đó tính chất mùa vụ của ngành trồng dâu nuôi tằm rất cao. Việc tằm sống và sinh tr−ởng tốt phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,... Ví dụ nh− nhiệt độ thích hợp nhất cho tằm dâu sống là 250Cđến 26 0C, nhiệt độ nóng qua hay lạnh quá tằm đều không sống đ−ợc hoặc sinh tr−ởng kém, hiệu quả đạt đ−ợc rất thấp.

Khó khăn từ khía cạnh con ng−ời

Hiện ch−a có một tr−ờng dạy nghề nào đào tạo tay nghề cho công nhân −ơm tơ. Công ty phải tự tổ chức đào tạo lấy. Đội ngũ công nhân −ơm tơ của công ty đa phần tuổi đời còn rất trẻ, tâm lý không ổn định đặc biệt với công việc −ơm tơ chỉ có thời vụ nh− ở công ty. Họ th−ờng xuyên thay đổi nơi làm, vì vậy công ty tốn kém chi phí đào tạo công nhân mới.

Đội ngũ cán bộ quản lý còn chịu nhiều ảnh h−ởng của t− t−ởng kinh tế cũ, quan liêu, trì trệ. Mặc dù họ là những ng−ời có kinh nghiệm nh−ng do đức tính quá thận trọng mà họ không có đ−ợc sự năng động và mạo hiểm nh− lớp trẻ.

Vấn đề giá cả, chất l−ợng sản phẩm và cạnh tranh:

Chấp nhận nền kinh tế thị tr−ờng điều đó cũng có nghĩa là phải chấp nhận tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Do tham gia vào thị tr−ờng xuất khẩu tơ lụa với khối l−ợng nhỏ, hàng tơ lụa của ngành dâu tằm tơ Việt Nam nói chung và công ty dâu tằm tơ nói riêng không có khả năng ảnh h−ởng đến giá cả tơ lụa trên thị tr−ờng thế giới. Giá tơ xuất khẩu phụ thuộc chặt chẽ vào giá tơ trên thị tr−ờng thế giới. Mặc dù công ty đã có bộ phận hoạch định giá xuất khẩu nh−ng tr−ớc diễn biến thất th−ờng của thị tr−ờng việc định giá sai lệch nhiều khi gây tổn thất lớn.

Bên cạnh đó chất l−ợng sản phẩm tơ lụa xuất khẩu của công ty nhìn chung không cao, khả năng cạnh tranh kém.

Khó khăn từ phía Nhà n−ớc:

Không thể phủ nhận tơ tằm là một mặt hàng quý hiếm và có giá thành t−ơng đối cao so với các mặt hàng sợi khác. Cho đến nay vẫn ch−a có một loại tơ nào, dù là tơ tự nhiên hay nhân tạo nào có đầy đủ đặc tính sử dụng nh− tơ tằm.

Vốn đ−ợc coi là một n−ớc có điều kiện thuận lợi để phát triển phát triển ngành tơ tằm, một dân tộc có nhiều kinh nghiệm về nghề trồng dâu nuôi tằm, −ơm tơ, dệt lụa. ấy vậy mà cho đến nay d−ờng nh− ngành tơ tằm của ta phát triển tự phát. Với một đất n−ớc có đến 80% dân số là lao động nông nghiệp, rõ ràng ngành tơ tằm có đ−ợc quan tâm tuy nhiên ch−a thật t−ơng xứng với tiềm năng phát triển của một ngành tổng hợp này. Đặc điểm của sản xuất tơ tằm cần phải đ−ợc quan tâm từ cây dâu, con giống, vậy mà trên thực tế việc chặt bỏ cây dâu bừa bãi, tăng giảm sản l−ợng thất th−ờng vẫn luôn xảy ra. Chính bởi thiếu sự quan tâm đúng mức của nhà n−ớc: Nhà n−ớc có đ−a ra các biện pháp để phát triển ngành tơ tằm nh−ng còn ở mức rất chung chung không có chính sách rõ ràng, cụ thể.

Nói tóm lại, trong bối cảnh chung của tình hình thế giới hiện nay, bên cạnh những thuận lợi nhất định, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng tơ lụa cũng gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Do đó, mục tiêu đạt hiệu quả cao trong công tác xuất khẩu hàng tơ lụa ở công ty dâu tằm tơ I Hà Nội không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực cố gẵng của công ty trong việc tìm h−ớng đi, biện pháp phù hợp mà còn cần phải có sự tác động tích cực của cơ quan quản lý nhà n−ớc, thúc đẩy xuất khẩu hàng tơ lụa ngày càng phát triển, tăng nhanh kim ngạch và ngoại tệ cho đất n−ớc, củng cố uy tín và vị thế của công ty không chỉ ở thị tr−ờng trong n−ớc mà trên toàn thế giới.

Ch−ơng III

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm I (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)