IV.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 91 - 98)

1.Kiến nghị với Nhà nước về chương trình tái cơ cấu và củng cố hệ thống ngân hàng thương mại

Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, một môi trường kinh tế thuận lợi để từng doanh nghiệp, từng cá thể phát huy được sức sáng tạo và nội lực của mình. Lợi nhuận của ngân hàng mà gắn liền với sự phát triển của các ngành kinh tế thì kết quả mới bền vững và có cơ sở phát triển.

Cần có nhận thức rằng cải cách hệ thống ngân hàng không thể tách rời khỏi cơ cấu lại doanh nghiệp. Nhà nước cần giảm bớt gánh nặng bằng cách giải thể những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, cổ phần hoá những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt. Nhà nước chỉ nên chú trọng đầu tư nắm giữ doanh nghiệp ở những ngành kinh tế mũi nhọn có tác dụng tạo ra bước đột phá cho đất nước mà tư nhân không thể tự làm được. Đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá, Nhà nước chi nên nắm giữ lượng cổ phiếu đa số trong thời gian đầu rồi sau đó chuyển nhượng lại và không tham gia điều hành doanh nghiệp.

Nhà nước cần thành lập một cơ quan đặc trách giám sát tài chính để giám sát việc thực hiện tái cơ cấu. Việc thành lập cơ quan này này là cần thiết để các ngân hàng có chỗ dựa trong hoạt động của mình, đồng thời là cầu nối giữa các ngân hàng và các cơ quan chức năng của nhà nước để sự phối hợp hoạt động được thông suốt.

Nhà nước nên giúp đỡ ngân hàng trong việc tái cơ cấu bằng các hành động thiết thực như cung cấp nguồn tài chính, tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho ngân hàng thực hiện mục tiêu của mình, cung cấp chuyên gia, công nghệ...Việc tái cơ cấu ngân hàng là tất yếu cho sự hội nhập và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, Nhà nước nên có giới hạn trong việc hỗ trợ ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu, nếu không thì sẽ có thể tạo cho ngân hàng tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, không phát huy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong hoạt động tín dụng cần có giới hạn minh bạch giữa tín dụng phục vụ các mục tiêu chính sách xã hội và tín dụng kinh doanh thực sự. Có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng tín dụng, ngăn chặn tận gốc tình trạng đóng băng dư nợ tín dụng ngân hàng. Có thể sắp xếp, sáp nhập các ngân hàng nhỏ nhưng có khả năng tồn tại với nhau để tăng vốn hoạt động, tăng sức cạnh tranh; đóng cửa các ngân hàng quá yếu kém vì xét ra chi phí để đóng cửa không lớn hơn những tác động xấu một khi nó phá sản. Cho phép các TCTD (kể cả các TCTD) nước ngoài góp vốn hoặc mua lại các TCTD không thể áp dụng các biện pháp đóng cửa hoặc sáp nhập.

Tăng vốn tự có cho các NHTM nhằm tăng cường tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như sức đề kháng của ngân hàng thương mại trước những biến động của thị trường. Với vốn tự có ít ỏi như hiện nay, các NHTM rất khó khăn và lúng túng không chỉ trong việc quản lý nợ tồn đọng khổng lồ mà còn trong việc duy trì, tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Trước hết, Chính phủ và NHNN cần tiến hành phân loại các ngân hàng cơ sở để xây dựng chương trình bổ sung vốn, đặc biệt là sát nhập tạo thành ngân hàng tầm cỡ. Bên cạnh đó nghiên cứu hệ thống ngân hàng Nhà nước theo khu vực thay thế cho cách bố trí theo tỉnh, thành phố như hiện nay để quản lý tập trung, nâng cao khả năng kiểm soát, tự chủ của các chi nhánh ngân hàng.

Có thể cổ phần hoá một số ngân hàng dưới dạng công ty tài chính chuyên ngành như công ty thuê mua tài chính, quỹ đầu tư...nhằm thu hút thêm nguồn lực

mới cho việc mở rộng thị trường vốn, đẩy nhanh tốc độ giao dịch trên thị trường bất động sản.

2.Kiến nghị đối với NHNN và các ban ngành liên quan

2.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý cho chứng khoán hoá các khoản nợ

Bài học kinh nghiệm rút ra từ Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy rằng môi trường pháp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành mô hình chứng khoán hóa. Tuy nhiên, một trong những mặt bất cập trong điều kiện nước ta hiện nay là vẫn chưa có được một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động chứng khoán hóa. Do đó, khóa luận xin đề xuất một số kiến nghị đối với vấn đề này.

2.1.1.Nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan tới tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp

Chỉnh phủ cần có biện pháp xử lý thích hợp đối với những đối tượng không tuân thủ pháp luật, cố tình kéo dài vụ việc được khởi kiện ra toà án, gây ách tắc cho ngân hàng.

Trường hợp có tranh chấp, khởi kiện, đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc phân xử nhanh chóng theo các điều đã ký kết trong hợp đồng tín dụng để các NHTM có thể thu hồi vốn đã cho vay.

Cần có những điều luật quy định việc xét vắng mặt vì nếu không sẽ rất khó xác định đuợc chủ sở hữu để AMC phát mại tài sản để thu hồi nợ.

Nhà nước cần có biện pháp kích thích thị trường bất động sản, có các giải pháp khuyến khích việc mua tài sản tồn đọng của ngân hàng như: đơn giản về thủ tục giấy tờ, ưu đãi về thuế, lệ phí...

2.1.2.Bổ sung Quy chế mua bán nợ của các TCTD

Hiện nay, việc NHNN mới chỉ ban hành một Quy chế mua bán nợ của các TCTD trong giới hạn lĩnh vực tiền tệ là quá ít cho thị trường tiền tệ thứ cấp và môi trường giao dịch mua, bán nợ nói chung của các NHTM. Tuy vậy, bước đầu quy

chế này cũng phù hợp với trình độ phát triển của thị trường, của các định chế tài chính Việt Nam. Luật hối phiếu ra đời cũng là một đóng góp tích cực hình thành hệ thống cơ sở pháp lý cho giao dịch mua bán nợ .

Trước hết, NHNN nên bổ sung cụ thể hoá một số điều khoản khá quan trọng như: quy định cụ thể về việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố liên quan tới khoản nợ được mua bán trong các Hợp đồng giao dịch mua bán lại. Theo đó ngân hàng bán nợ vẫn phải có trách nhiệm đối với khoản nợ trong thời gian chuyển giao cho ngân hàng mua nợ. Nếu trong thời gian bán nợ xảy ra rủi ro, tài sản thế chấp sẽ đựoc phát mại và hoàn trả cho cả 2 ngân hàng.

Đồng thời, NHNN nên bổ sung một điều khoản cụ thể về việc hạch toán tại các ngân hàng tham gia giao dịch là rủi ro trong mua bán nợ, chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá mua nên được hạch toán vào quỹ Phòng ngừa rủi ro của các TCTD. Khi giá bán nợ lớn hơn giá mua, khoản lãi này theo quy định phải hạch toán vào lợi nhuận trước thuế , bản chất là kinh doanh tài sản ngoại bảng của ngân hàng nên phải chịu thuế. Nhưng để khuyến khích các giao dịch trong giai đoạn đầu nhà nước nên miễn thuế nhằm tăng tính hấp dẫn của thị trường mua bán nợ.

2.1.3.Nghiên cứu và cho ra đời luật chứng khoán hoá.

Trong khả năng hiện nay, NHNN cũng như TCTD chưa có điều kiện tiến hành chứng khoán hoá và chưa đủ khả năng để ban hành được một bộ luật về chứng khoán hoá. Tuy nhiên, theo kiến nghị của tôi, NHNN cũng nên có những nghiên cứu về luật Chứng khoán hoá, đặc biệt là tham khảo của các nước trong khu vực. Bộ luật này phải hàm chứa được những yếu tố sau:

Trung gian đặc biệt: phải có quy định cụ thể về những tổ chức nào được

thực hiện chứng khoán hoá, ví dụ như AMC, yêu cầu về vốn, tuân thủ theo luật gì, chịu sự giám sát trực tiếp của tổ chức nào và hạch toán theo phương pháp nào.

Tài sản chứng khoán hoá: NHNN nên nghiên cứu những tài sản nào có thể

đem chứng khoán hoá mà đem lại rủi ro thấp nhất cho nhà đầu tư.

Tổ chức cung cấp dịch vụ tăng cường dịch vụ tín dụng. Cách thức tăng

cường tín dụng, phương thức hoạt động của các tổ chức này, cơ chế thực hiện cam kết là những điểm cần lưu tâm.

Các vấn đề liên quan luật khác: phát hành chứng khoán trên thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứng khoán sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán và Uỷ ban chứng khoán, nhà đầu tư nắm giữ sẽ chịu ảnh hưởng của luật thuế thu nhập...

Thuế. Việc chuyển nhượng bán tài sản thế chấp của ngân hàng cho trung

gian đặc biệt sẽ được miễn trừ thuế, thuế sẽ tính ra sao trong trường hợp bán tài sản cao hơn giá tạm tính...

2.1.4.Kết hợp đồng bộ hệ thống văn bản pháp lý và các cơ quan chức năng

Lĩnh vực nợ và chứng khoán hoá bao trùm những quan hệ kinh tế rộng lớn nên đòi hỏi phải có một hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ để điều chỉnh hoạt động mua bán nợ, chứng khoán hoá các khoản nợ. Khuôn khổ pháp lý phải bao trùm được các vấn đề như:

+Cơ chế bảo đảm cho khoản nợ

+Chế độ hạch toán kế toán cho khoản nợ +Quyền thừa hưởng tài sản

+Đầu tư nước ngoài vào Việt nam (đối với các đối tượng nước ngoài muốn mua chứng khoán)

+Cơ chế chuyển nhượng nắm giữ quyền thu nhập của tài sản +Luật đầu tư trong lĩnh vực Bảo hiểm...

Ngoài ra luật pháp phải đáp ứng đuợc đúng nhu cầu khách quan của hoạt động kinh tế chứ không chỉ bó gọn trong ý muốn chủ quan của người làm luật. Đây là điểm chú ý hết sức quan trọng đối với những người làm luật của NHNN và các ngành liên quan.

Thông tin không cân xứng, không minh bạch chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn đối với NHTM và nhà đầu tư khi tham gia chứng khoán hoá các khoản nợ. Đồng thời khâu đánh giá chất lượng tín dụng cũng không thể thiếu đựơc trong nghiệp vụ chứng khoán hoá. Do vậy, NHNN cần xúc tiến hỗ trợ để dần nâng cấp Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thành một tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp ở nước ta.

Đây là một điều kiện rất quan trọng để đảm bảo ngăn ngừa rủi ro, tạo động lực thúc đẩy ngân hàng mua bán nợ và chứng khoán hoá.

Để định giá được khoản nợ trong các giao dịch mua bán trung gian đặc biệt cần đánh giá qua 4 khâu: phân tích khoản nợ, phân tích bên nợ, phân tích mục đích, mục tiêu bán nợ và phân tích môi trường vĩ mô. CIC sẽ phối hợp với trung gian đặc biệt thu thập thông tin từ Bộ phận xử lý thông tin của ngân hàng, từ các trung tâm thông tin của bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước...

Để đánh giá mức độ rủi ro của chứng khoán phát hành, cung cấp cho nhà đầu tư thông tin ra quyết định tổ chức xếp hạng căn cứ vào mức tăng cường tín dụng, giá trị tài sản thế chấp...

CIC nên chủ động tiếp cận với nguồn thông tin nước ngoài (sách báo, tạp chí và các tổ chức chuyên mua bán tin quốc tế, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế...). CIC cần thu thập thông tin về toàn bộ các NHTM trong hệ thống gồm NHTMQD, NHTMCP nông thôn, NHTPCP đô thị về mức độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng nguồn vốn huy động, tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản (ROA) hoặc (ROE), tỷ nợ quá hạn... Đồng thời CIC cũng cần thu thập toàn bộ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, uy tín, thị trường và sản phẩm.

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, CIC sẽ sắp xếp cung cấp cho ngân hàng những thông tin chính xác nhất. Đồng thời các NH thành viên phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin cho CIC.

CIC nên học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức tín dụng hàng đầu thế giới như Standard and Poor, Moody’s để trở thành một công ty kinh doanh thông tin chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị mà theo tôi nếu đáp ứng được thì việc đưa chứng khoán hoá thành một công cụ tài chính của NHNT trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hoá hoạt động tài chính của mình nói riêng và của các NHTM nói chung. Theo đó thi quá trình này sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

***

Chứng khoán hoá là một công cụ tài chính hiện đại mới chỉ mới xuất hiện đầu thập niên 70 nhưng đã đạt được mức độ tăng trưởng thần kỳ. Với những nước có thị trường tài chính phát triển, chứng khoán hoá họat động dưới yêu cầu rất khắt khe nhưng không có nghĩa là nó không thể trở thành hiện thực tại Việt Nam.

Trong thời điểm hiện nay, quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các ngân hàng Thương mại đang đặt ra hết sức cấp bách nhưng lại chưa có giải pháp thực sự hiệu quả để giải quyết. Nhận thức được điều này em đã lựa chọn chứng khoán hoá như là một giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu xoá đi các khoản nợ tồn đọng, một bước quan trong nhất trong quá trình lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Với quan điểm như vậy, qua những nội dụng đã trình bầy trong khóa luận đã cố gắng làm rõ những vấn đề nghiên cứu trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất: tìm hiểu lịch sử ra đời và những khái niệm cơ bản, phương thức

tiến hành chứng khoán hoá các khoản nợ tại thị trường tài chính Mỹ.

Thứ hai: sau khi nêu bật thực trạng nợ tồn đọng và cách xử lý của ngân

hàng thương mại, khóa luận đã xây dựng một mô hình giả định chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng trong điều kiện Việt Nam và trên có sở đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế của mô hình Việt Nam.

Thứ ba: căn cứ vào lý thuyết và những khó khăn của mô hình đề ra các giải

pháp nhằm đưa chứng khoán hoá vào thực tiễn Việt Nam.

Trong thực tế điều kiện của Việt nam hiện nay việc chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng là ý tưởng hết sức mới mẻ nhưng không phải không có căn cứ để thực hiện. Nhưng do hạn chế về thời gian, tài liệu và kinh nghiệm thực tiễn nên cách tiếp cận của khóa luận vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, em vẫn mạnh dạn vận dụng những kiến thức có được để đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với hy vọng là có thể góp một phần nhỏ bé vào quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hoá hoạt động tài chính ngân hàng cũng như tài chính của nền kinh tế nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 91 - 98)