Thúc đẩy phát triển thị trường vốn dài hạn

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 81 - 91)

Phát triển hệ thống kinh doanh chứng khoán như một cơ cấu thể chế tổng quát trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, gắn kết với các bộ phận khác trong nền kinh tế thành một thể thống nhất hữu cơ, liên hệ chặt chẽ với hệ thống thị trường thế giới trong xu hướng đẩy mạnh mở cửa và hội nhập. Thị trường chứng khoán đóng vai trò là kênh huy động vốn dài hạn chủ yếu của nền kinh tế.

Đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ, trong đó chú trọng vào phát hành trái phiếu trung và dài hạn.

Thúc đẩy hoạt động của thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước; triển khai các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ mới như đấu thầu qua thị trường chứng khoán và bảo lãnh phát hành.

Đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiên thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.

Đa dạng hoá các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán: ngoài các loại chứng khoán đã giao dịch trong thời gian đầu như cổ phiếu, trái phiếu, sẽ phát triển thêm các loại hàng hoá như chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ phái sinh khác như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng quyền.

3.3.Phát triển thị trường vốn ngắn hạn

Phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối và thị trường các loại giấy có giá ngắn hạn; cải cách lãi suất theo hướng tự do hoá.

Mở rộng quy mô tín dụng, tăng tỷ lệ huy động vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại bằng các công cụ tài chính phù hợp.

Mở rộng và thúc đẩy dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng, tăng cường sử dụng các hình thức loại giấy có giá ngắn hạn; cải cách lãi suất theo hướng tự do hoá.

Mở rộng và thúc đẩy dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng, tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như séc, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng...

3.4.Hoàn thiện thị trường mua bán nợ

Thị trường nợ phát triển sẽ là môi trường định giá tài sản chính xác các chứng khoán phát hành. Trên cơ sở thị trường nợ phát triển, nhiều thành viên tham gia sẽ đẩy mạnh cho hoạt động chứng khoán hoá. Giải pháp hoàn thiện thị trường mua bán nợ sẽ đi kèm giải pháp về hành lang pháp lý cho giao dịch nợ và các đối tượng tham gia.

Hiện nay theo Quy chế mua bán nợ do NHNN ban hành, các đối tượng tham gia mua bán nợ là các tổ chức TD, các tổ chức kinh tế, cá nhân bao gồm: các NHTMQD,NH đầu tư, NH phát triển, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài , ngân hàng chính sách, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia mua những khoản nợ của TCTD và các khách hàng của các TCTD ở Việt Nam và những khoản nợ giữa các TCTD ở Việt Nam với nhau.

Về hành lang pháp lý: hiện chỉ với quy chế mua bán nợ thì chưa đủ để tạo lập được một thị trường nợ sôi động. Muốn phát triển hơn nữa đòi hỏi phải có các văn bản như luật về mua bán nợ, những văn bản pháp lý giải thích cho các hoạt động mua bán nợ, phải hình thành các ban giải đáp thác mắc của các tổ chức tín dụng tham gia...

3.5.Quy hoạch thị trường bất động sản - xử lý tài sản thế chấp

Sự phát triển không chính thức và chưa ổn định của thị trường bất động sản ở Việt Nam là một trong những cản trở tiến trình thực hiện chứng khoán hoá do hiện nay một phần rất lớn các khoản vay thế chấp là bằng đất đai nhà cửa. Muốn tháo gỡ tình trạng này cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật cần thiết, có cơ sở pháp lý rõ ràng để tạo lập và phát triển thị trường bất động sản.

Cần có những sửa đổi trong luật đất đai, phá bỏ những rào cản về pháp lý để đất đai thực sự được giải phóng và trở thành hàng hoá, từ đó có khả năng chuyển hoá dễ dàng từ hình thái hiện vật thành nguồn vốn hiệu quả như mọi hàng hoá khác trên thị trường.

Khi ngân hàng chuyển giao khoản nợ cho AMC để phát mại bán tài sản thế chấp, một ý kiến ở đây là Chính phủ nên miễn giảm thuế thu nhập, trước bạ, lệ phí đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương...đối với tài sản được xử lý để thuận lợi cho việc phát mại, giải phóng vốn đóng băng trong ngân hàng. Đồng thời, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, pháp lý không cần thiết tạo điều kiện mua bán, chuyển nhượng nhanh chóng tài sản, thu hồi vốn cho AMC.

Việc xử lý tài sản thế chấp cầm cố hiện nay không chỉ liên quan tới NHTM, các doanh nghiệp mà còn liên quan tới nhiều ngành nhiều cấp. Tuy nhiên ta vẫn chưa có một văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục trách nhiệm quyền hạn và khâu nối trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các bên liên quan. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần có Thông tư liên bộ : NHNN- Bộ tài chính- Bộ tư pháp- Viện kiểm soát nhân dân tối cao- Toà án nhân dân tối cao- Bộ công an- Ttổng cục địa chính hướng dẫn và thống nhất các biện pháp xử lý tài sản thế chấp. Cần có quy định về xét xử vắng mặt và phát mại tài sản thu hồi mà không cần hỏi ý kiến khách hàng, buộc người vay phải hợp tác với ngân hàng trong việc làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản.

3.6.Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia chứng khoán hoá

Qua thực tiễn của thị trường chứng khoán hoá ở các nước phát triển thì công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và quỹ tuơng hỗ thường là những giới quan tâm nhiều nhất tới trái phiếu từ chứng khoán hoá. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chỉ có công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư mạo hiểm có đủ tiềm lực tham gia mua sản phẩm từ chứng khoán hoá. Giải pháp ở đây sẽ tập trung vào hướng giúp cho các định chế này tham gia mua chứng khoán.

3.7.Phát triển các thể chế trên thị trường bảo hiểm

Phát triển mạnh các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Căn cứ vào tốc độ phát triển và nhu cầu thị trường, ta sẽ thành lập thêm các doanh nghiệp bảo hiểm; tăng số lượng lên khoảng 30 doanh nghiệp vào năm 2010 hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ( bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm); phát triển các loại hình doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, trong đó doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước theo hướng phát triển thành tổng công ty mạnh về tài chính và năng lực kinh doanh, đủ sức giữ vững vai trò chủ đạo, chi phối thị trường bảo hiểm, thực hiện chính sách tăng vốn cho doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước thông qua việc để lại nguồn thuế phải nộp ngân sách

hàng năm; thực hiện chính sách tiền lương và tiền thưởng gắn với hiệu quả kinh doanh bảo đảm thu nhập của người lao động theo quy định hiện hành.

Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập các công ty đầu tư hoặc các quỹ đầu tư. Các quỹ này sẽ là các công ty con của các doanh nghiệp bảo hiểm và dùng tiền huy động được từ công ty mẹ để đầu tư vào các công cụ tài chính. Các quỹ này sẽ dùng một tỷ lệ nhất định ví dụ 40% quỹ để đầu tư vào các loai chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn.

Nhà nước nên ban hành các văn bản pháp luật cụ thể phân loại rõ các công cụ đầu tư tài chính trong ngành bảo hiểm. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước thì các công cụ đầu tư thông dụng bao gồm: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các khoản cho vay theo hợp đồng bảo hiểm, trái phiếu có khả năng chuyển đổi, các khoản cho vay có bảo lãnh, cổ phiếu.

3.8.Hình thành các quỹ tham gia thị trường chứng khoán

Thực tế hoạt động ở các nước phát triển cho thấy các quỹ tương trợ, quỹ đầu tư bao gồm quỹ đầu tư thông thường và quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ là các đối tượng có vai trò hết sức quan trọng trên thị trường chứng khoán. Đây là các trung gian có vai trò điều hoà nguồn vốn trên thị trường, tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh, đồng thời nó giúp cho các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia thị trường với chi phí và rủi ro thấp hơn.

Để thị trường chứng khoán nói chung cũng như thị trường cho chứng khoán hoá nói riêng phát triển sôi động thì yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải hình thành các quỹ đầu tư, các quỹ tuơng trợ, các quỹ của các đối tượng riêng biệt ví dụ như quỹ của nhân viên nhà nước, quỹ nông dân...Các quỹ này sẽ có vai trò xã hội hoá thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho mọi thành phần trong nền kinh tế tham gia thị trường chứng khoán.

Theo ý kiến của tôi thì Nhà nước nên có các văn bản pháp luật cụ thể cho phép, hướng dẫn thành lập các quỹ, phương thức hoạt động và cách thức thu hút nhà đầu tư. Song song với các biện pháp như vậy nhà nước phải có biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuyến khích các quỹ hình thành thông qua các biện pháp miễn thuế, tổ chức các chương trình đào tạo hướng dẫn cho các nhà đầu tư của các quỹ.

Đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đã hình thành ở Việt Nam thì cần phải quan tâm hơn nữa. Cụ thể là bằng các biện pháp về thuế, nới rộng quy định cho các quỹ tham gia nắm giữ các các cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp cổ phần. Biện pháp cụ thể ở đây sẽ là cho các quỹ nắm giữ hơn 7% số cổ phiếu của các công ty cổ phần như hiện nay nhưng các quỹ sẽ không tham gia điều hành mà chỉ có vai trò tư vấn. Cho phép các quỹ tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán và trích một tỷ lệ % nhất định để đầu tư vào các lĩnh vực tương đối mạo hiểm.

4.Mở rộng phạm vi của trung gian đặc biệt

Theo mô hình đề ra thì AMC sẽ đóng vai trò là trung gian đặc biệt trong chứng khoán hoá. Trung gian này sẽ tiếp nhận những khoản nợ từ ngân hàng thương mại chuyển sang. Rồi trên cơ sở giá trị tài sản thế chấp, AMC sẽ phát hành chứng khoán ra thị trường cho các nhà đầu tư. Thông qua bài học kinh nghiệm đã được rút ra khi nghiên cứu hoạt động chứng khoán hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc, khóa luận cũng nhận thấy rằng Việt Nam nên thành lập một Amc tập trung.

Muốn phát triển AMC hoạt động như một trung gian đặc biệt trong việc triển khai chứng khoán hoá tại Việt Nam thì: AMC phải là doanh nghiệp đặc biệt có một số thẩm quyền đặc biệt giúp Chính phủ và các NHTM giải quyết dứt điểm phần tài sản đóng băng của các NHTMQD.

AMC phải có thẩm quyền quản lý khoản vay và tài sản. Luật phải trao cho AMC quyền được tối ưu hoá giá trị thông qua việc tăng cường nghiệp vụ quản lý, đầu tư thêm để nâng cấp tài sản...các biện pháp thực thi không bị hạn chế nếu nó nhằm tối ưu hoá giá trị tài sản và khoản vay. AMC phải có khả năng phân tích đánh giá thấy còn có khả năng thu hồi, có thể áp dụng các biện pháp: tiếp tục thúc ép con nợ trả gốc và lãi, tái cơ cấu tài chính, quản lý, gia hạn nợ, miễn giảm lãi, bơm thêm vốn, hoãn chuyển nợ thành vốn cổ phần, liên doanh liên quan tới việc quản lý con nợ...

Để đảm bảo duy trì dòng tiền giữa tài sản và nhà đầu tư, AMC phải có thẩm quyền mua nợ tài sản và bán tài sản mà không có sự đồng ý trước của con nợ. Luật pháp phải nghiên cứu cho phép AMC mua một khoản nợ khó thu hồi, nếu ngân hàng đồng ý mà không phụ thuộc vào ý kiến của con nợ bởi trong trường hợp này ngân hàng bán đi quyền lợi của mình có trong khoản nợ khó đòi, cùng với tất cả các quyền hạn kèm theo. Đồng thời khi AMC muốn bán một tài sản thế chấp, nó sẽ chỉ theo quy định của luật AMC mà không theo quy chế thông thường. AMC luôn duy trì một mối liên hệ với nhà đầu tư thông qua thời hạn thanh toán gốc và lãi như đã thoả thuận trước. Do vậy nó sẽ phải bằng mọi cách sắp xếp để đưa tài sản thế chấp ra ngoài thị trường, công khai bán và cố gắng thu đuợc tiền như mong muốn. Nhưng có một điểm khác với xử lý nợ thông thường là AMC sẽ không phải chịu áp lực về thời gian bởi ngay trong quá trình phát hành, về cơ bản, nó đã giải quyết được nợ tồn đọng của ngân hàng.

5.Khuyến khích các TCTD tham gia tăng cường tín dụng

Triển vọng của việc các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu phát hành trên khoản nợ tồn đọng hay khả năng chứng khoán hoá trở thành thực tiễn hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào mức độ tăng cường tín dụng cho trái phiếu. Theo như mô hình thì tổ chức cung cấp tăng cường tín dụng chính là Bộ tài chính. Bộ tài chính chấp nhận yêu cầu của AMC là tăng cường tín dụng 50% (240 tỷ), độ rủi ro của chứng khoán phát hành gần như bằng 0 nhưng lại có lãi suất cao hơn hẳn so với trái phiếu chính phủ. Trong giai đoạn đầu thị trường cho chứng khoán hoá chưa phát triển, còn ít nhà đầu tư tham gia thì vai trò của chính phủ sẽ là sự đảm bảo rất lớn cho cả nhà đầu tư lẫn trung gian đặc biệt.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thị trường và với xu hướng làm giảm gánh nặng cho Chính phủ, nhất thiết phải có sự tham gia của các định chế tài chính, những tổ chức sẽ cung cấp dịch vụ tăng cường tín dụng cho chứng khoán phát hành. Cụ thể là các tổ chức tín dụng như các ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, công ty tài chính, các công ty bảo hiểm...sẽ đứng ra cam kết tăng cường tín dụng cho các chứng khoán. Tuỳ theo đánh giá rủi ro của chứng khoán mà các trung

gian này sẽ đưa ra những khoản phí thích hợp cho khoản tăng cường tín dụng. Theo phương thức này thì:

+Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan cho phép các TCTD dần nghiên cứu triển khai dịch vụ này.

+Trong giai đoạn đầu để khuyến khích hoạt động này nên có chính sách ưu đãi về thuế cho phí thu từ dịch vụ.

+Mở rộng luật cho phép các công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho các lớp chứng khoán và hưởng phí bảo hiểm chính.

6.Mở rộng đầu tư đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng

Nhu cầu vốn cho mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường là rất lớn. Đối với ngân hàng, việc mở rộng khối lượng tín dụng đáp ứng những nhu cầu đa dạng ấy là rất cần thiết để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Song vấn đề chất lượng tín dụng mới có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển thực chất của ngân hàng kể cả trong trường hợp ngân hàng có trong tay công cụ chứng khoán hoá. Nếu một ngân hàng ỷ vào chứng khoán hoá, gia tăng khối lượng tín dụng mà không chú ý vào nó thì chẳng khác gì cho vay từ thiện. Chứng khoán hoá có thể giúp cho ngân hàng loại trừ các khoản nợ quá hạn, tồn đọng ra khỏi ngân hàng với tính hiệu quả cao. Tuy nhiên không có nghĩa bất kỳ khoản tín dụng nào chứng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 81 - 91)