HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
Cấu trúc lại nợ và lành mạnh hóa tài chính đối với các NHTM Việt Nam đang là vấn đề quan tâm hàng đầu trong chương trình tái cơ cấu hệ thống NH của Chính phủ. Nợ tồn đọng quá lớn sẽ làm gia tăng gánh nặng cho Ban điều hành NH, cản trở việc tập trung vào công tác cải cách và hướng nguồn lực cho các hoạt động sinh lời lành mạnh; mặt khác nếu không làm "sạch sẽ" Bảng Tổng kết tài sản của NH, các chuẩn mực tài chính quốc tế, sẽ không áp dụng được trong hệ thống NH Việt Nam.
Thị trường chứng khoán đã ra đời và hoạt động ở Việt Nam hơn hai năm nay. Việc các NHTM sử dụng các khoản nợ có thế chấp làm cơ sở để phát hành chứng khoán là việc có thể tiến hành nhằm kinh doanh lại "kho nợ xấu" vốn đã tồn tại nhiều năm nay, san bớt đi gánh nặng truyền thống của các NHTM do lịch sử để lại.
1.Sự phát triển của nền kinh tế
Năm 2000 đi qua với nhiều thành công, nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2001 với nhiều khó khăn và thách thức. Trong nước, hậu quả lũ lụt lớn năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long chưa khắc phục hết thì thiên tai lũ lụt lại gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đối với nhân dân các vùng này. Ở bên ngoài xu hướng trì trệ của nền kinh tế thế giới tiếp tục kéo dài và suy giảm sau sự kiện 11/9 ở nước Mỹ. Thị trường xuất khẩu thế giới bị thu hẹp làm giá cả các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, may mặc...đều giảm mạnh, chỉ đạt 16 tỷ USD (thấp hơn dự kiến). Khó khăn khách quan cộng với những thiếu sót và yếu kém chủ quan do tiềm lực kinh tế – tài chính hạn chế đã và đang tác động tiêu cực tới sản xuất và đời sống ở nhiều vùng địa phương.
Mặc dù vậy kết thúc năm 2001, nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội cả nước và hầu hết các ngành đều đạt mức cao và khá ổn định. Tăng trường GDP đạt 6,8%, cao hơn 6,7% của năm 2000 và đứng thứ 2 thế giới ( sau Trung Quốc). Không chỉ tốc độ tăng trưởng cao mà xu hướng tăng truởng quý sau cao hơn quý trước mà cả cơ cấu kinh tế (theo GDP) cũng chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp đạt 38%, dịch vụ 39% và nông nghiệp 23%.(5)
Bên cạnh đó Việt Nam lại nổi lên như một vùng đất đầu tư hấp dẫn và an toàn cao trên thế giới. Đây như là một lợi thế quan trọng cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Theo dự báo của các nhà đầu tư nước ngoài, trong một vài năm tới Việt Nam khi gia nhập WTO sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 8- 9% cao nhất trong khu vực chỉ sau Trung Quốc.
Những yếu tố này tạo cơ hội cho chứng khoán hoá có thể phát triển ở Việt Nam. Với khả năng phục hồi kinh tế cao và những chuyển biến tích cực trong hệ thống ngân hàng và giới kinh doanh sẽ là động lực cho thị trường của chứng khoán hoá khai sinh ở Việt Nam.
2.Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam
Để có thể thực hiện được chứng khoán hoá ở bất cứ quốc gia nào cũng đòi hỏi phải có một thị trường tài chính đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia. Và từ chỗ hầu như không có thị trường chính thức, đến nay Việt nam đã xây dựng được một hệ thống thị trường khá đa dạng bao gồm:
2.1.Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền nội tệ liên ngân hàng: được thành lập nhằm mục đích tận dụng nguồn vốn trong thanh toán của các tổ chức tín dụng để bảo đảm khả năng thanh toán chung cho cả hệ thống ngân hàng. Khai thác tối đa nguồn đã huy động của các tổ chức tín dụng để đầu tư cho nền kinh tế và là công cụ điều hành chính sách tiền tệ đắc lực của NHNN trong vai trò người cho vay cuối cùng.
(5)Tạp chí Kinh tế 2000-2001 Việt Nam v Thà ế Giới- Thời báo kinh tế Việt Nam
Thị trường ngoại tệ:được thành lập theo Quyết định số 203/QĐ- NH13 ngày 20/9/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam nhằm mục đích hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các NHTM làm cơ sở cho việc triển khai thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Trên cơ sở NHNN sử dụng có hiệu quả Quỹ điều hoà tiền tệ điều tiết chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Hiện nay trên thị trường này, ngoài những giao dịch giao ngay chiếm tỷ trọng lớn còn có các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi làm tăng tính đa dạng trong các giao dịch thị trường.
2.2.Thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu KBNN
Ngày 28/3/1995 thống đốc NHNN VN đã ban hành Quyết định số 88 QĐ- NH9 về việc thành lập thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước và Quyết định số 89 QĐ- NH9 về việc thành lập thị trường mua bán lại tín phiếu. Đến nay thị trường đã khá phát triển về số lượng và chất lượng giao dịch. Trong tương lai, nếu có điều kiện phát triển thì trái phiếu phát hành trên tài sản bảo đảm được Chính phủ bảo lãnh có thể được giao dịch trên thị trường này.
2.3.Thị trường hối đoái
Ngày 16/8/1991, NHNN có quy định ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ, tiền thân của thị trường hối đoái ở Việt Nam. Đến 15/10/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức ra đời. Đây chính là hình thức ban đầu của một thị trường hối đoái trên cả nước
2.4.Thị trường chứng khoán
Ra đời vào tháng 7/2000. Đến nay mới chỉ có 19 công ty tham gia và số lượng giao dịch chưa nhiều nhưng trong tương lai khi số lượng thành viên tham gia nhiều hơn thị trường chứng khoán sẽ trở nên sôi động hơn. Đây sẽ là thị trường chủ lực cho các loại sản phẩm từ chứng khoán hoá được giao dịch.
Ngoài ra, thị trường mở phát triển sẽ là nơi để các nhà đầu tư có thể chiết khấu, bán lại các loại trái phiếu loại A nhằm thoả mãn nhu cầu thanh khoản của mình.
2.5.Thị trường bất động sản
Ở Việt Nam phần lớn tài sản thế chấp vay tiền ngân hàng hiện này là bất động sản. Và để dễ dàng chứng khoán hoá nợ tồn đọng thì đòi hỏi cấp thiết phải có thị trường bất động sản nhưng hiện nay ở nước ta chưa hình thành một thị trường bất động sản chính thức theo đúng nghĩa như thị trường bất động sản của các nước phát triển. Trên thực tế mới chỉ có Trung tâm giao dịch địa ốc, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Bộ tư pháp và Trung tâm giao dịch bất động sản của Ngân hàng ACB nhưng hoạt động cũng chưa thực sự sôi nổi. Môi trường pháp lý về sở hữu đất đai chưa hoàn chỉnh ở Việt nam và thị trường bất động sản hoạt động không ổn định là nguyên nhân của tình trạng này.
Thực trạng này gây khó khăn đối với việc mua và bán các khoản nợ có thế chấp bằng bất động sản. Thị trường bất động sản phát triển chưa ổn định sẽ gây khó khăn trong khâu định giá của các NHTM. Do vậy, các NHTM Việt Nam muốn phát triển chứng khoán hoá thì thị trường bất động sản phải phát triển hoàn chỉnh và sôi động hơn nữa.
2.6.Thị trường mua bán nợ
Ngày 19/4/1999 NHNN Việt Nam ban hành Quy chế mua bán nợ của các TCTD, là cơ sở đầu tiên cho thị trường mua bán nợ ra đời. Theo đó các TCTD, các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài có quyền tham gia mua bán, chuyển nhượng, nắm giữ nợ. Và hiện nay ở Việt Nam, các tổ chức có thể thực hiện Nghiệp vụ chức năng môi giới bao gồm:
+Các TCTD: môi giới cho các giao dịch mua bán nợ để hưởng phí hoa hồng hoặc hưởng chênh lệch giá mua, bán.
+Các định chế trung gian phi ngân hàng: gồm các loại hình như công ty Bảo hiểm, Công ty Tài chính, Công ty chứng khoán. Theo số liệu thống kê hiện có 40 công ty Bảo hiểm đang hoạt động tại Việt nam; 6 công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng ,công ty bảo hiểm, 4 công ty tài chính, 9 công ty liên doanh cho thuê tài chính, 4 công ty tài chính theo mô hình TCT Nhà nước, và 4 công ty quản lý tài
sản (AMC) trực thuộc 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã đi vào hoạt động. Đây là một dấu hiệu khả quan cho các dịch vụ mua bán nợ trên thị trường thứ cấp có thể phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
Tuy nhiên thực tế ở Việt nam hiện nay, hoạt động của các tổ chức này còn yếu, chi nhánh còn ít và nhỏ với mức doanh thu còn thấp, các hoạt động nghiệp vụ còn đơn giản.
3.Môi trường pháp lý được hoàn thiện dần
Để chứng khoán hoá có thể trở thành hiện thực đòi hỏi môi trường pháp lý phải rất hoàn thiện và đầy đủ, bảo vệ, cho phép các đối tượng tham gia tự do chuyển đổi, phòng tránh rủi ro. Trong điều kiện nước ta, mặc dù chưa có một hệ thống luật pháp như vậy nhưng môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng ngày càng đầy đủ và ngày càng có nhiều văn bản pháp lý có liên quan tới hoạt động mua bán nợ cũng như chứng khoán hoá như:
+Quy chế mua bán nợ của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 140/QĐ-NHNN 14 ngày 19/4/1999 của thống đốc Ngân hàng nhà nước.
+Thông tư số 06/2000/QĐ-NHNN ngày 4/4/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị địng số 178; Thông tư số 10/2000/TT- NHNN ngày 31//8/2000 hướng dẫn thực hiện giải pháp về bảo đảm tiền vay của TCTD theo Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ. Hai thông tư này thay thế cho 4 văn bản liên quan ban hành trong 2 năm 1996-1997.
+Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, thay cho Quyết định 324 ban hành năm 1998.
+Quyết định số 418 ngày 21/9/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.
+Quyết định 149/2001/QĐ-TTG ngày 5/10/2001 về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM.
Như vậy, các văn bản pháp lý trên bước đầu là cơ sở đầu tiên cho những nhận thức về việc phát triển chứng khoán hoá sau này. Theo quy luật phát triển trên
thế giới thì những yếu tố pháp lý cơ sở đó sẽ là nền tảng cho sự phát triển của chứng khoán hoá.
4.Cung, cầu lớn đối với việc chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng của hệ thống NHTM Việt Nam
4.1.Cung về sản phẩm từ chứng khoán hoá
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của toàn bộ hệ thống các TCTD đến 31/12/2000 đặt 184.963 tỷ đồng (tương đương 42,4 % GDP năm 2000). Điều này cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế nước ta vẫn lệ thuộc chủ yếu vào vào hệ thống ngân hàng.Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chứa đựng nguy cơ đổ vỡ cao với dấu hiệu cảnh báo là số dư nợ quá hạn khó đòi tồn đọng rất lớn: dư nợ quá hạn khó đòi tồn của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo vào khoảng 21.740 tỷ, của các NHTM cổ phần khoảng 1835 tỷ đồng. Tổng dư nợ quá hạn khó đòi tồn đọng của hệ thống NHTM đến ngày 31/12/2000 ước tính là 23.575 tỷ đồng, chiếm 12,7 % tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, trong đó dư nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm của các NHTM là khoảng 11.519 tỷ VNĐ, còn lại là không có tài sản bảo đảm. Điều này cho thấy nhu cầu chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng hay cung cho sản phẩm từ chứng khoán hoá là rất lớn và triển vọng cho việc ra đời và phát triển là rất khả quan. Hơn nữa, chứng khoán hoá cũng có thể giúp ngân hàng đẩy mạnh vòng quay của vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng tìm đuợc nguồn vốn mới với nhiều ưu điểm.
4.2.Cầu về sản phẩm từ chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng
Trong tương lai, các đối tượng sẽ tham gia mua bán chứng khoán đầu tư vào trái phiếu từ chứng khoán hoá sẽ là các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các công ty chứng khoán. Do vậy, nhu cầu về sản phẩm của chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các định chế tài chính này.
Theo những đánh giá gần đây thì 3 loại hình này ở Việt nam đã bước đầu phát triển và nhu cầu tìm kiếm nguồn đầu tư là rất lớn.
Công ty bảo hiểm: Trong 5 năm trở lại đây, ngành bảo hiểm Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức độ cao, với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 23% nhưng mới chỉ đóng góp nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế khoảng 0,6% GDP, thấp hơn các nước trong khu vực. Hiện có 4 doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoạt động với những ưu thế về vốn và kinh nghiệm hoạt động đã dành được thị phần tương đối lớn. Tuy nhiên, để bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh, các công ty BH 100% vốn nước ngoài bị hạn chế trong một số loại bảo hiểm nhất định và buộc phải đầu tư trở lại trong nước. Bên cạnh đó lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp BH Việt Nam chỉ chiếm khoảng 7% thu từ phí bảo hiểm. Nhưng con số này ngày càng tăng. Những vướng mắc chủ yếu là do các công ty BH chưa tìm được nguồn đầu tư có lợi nhuận cao và bị hạn chế đầu tư trong một số lĩnh vực như thị trường bất động sản. Đây rõ ràng là một triển vọng cho chứng khoán hoá ra đời tại Việt Nam, một công cụ tài chính có độ an toàn cao với doanh lợi hấp dẫn.
Với nguồn vốn đầu tư của mình, hiện nay các công ty bảo hiểm đã đầu tư vào 5 lĩnh vực khác nhau bao gồm: gửi ngân hàng, đầu tư vào thị trường chứng khoán, đầu tư vào bất động sản, góp vốn và cho vay.
Cùng với sự gia tăng của doanh thu, đầu tư của các công ty bảo hiểm cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1994- 1999 là 184%/năm. Chỉ tính riêng năm 1999 số vốn đầu tư của ngành bảo hiểm vào nền kinh tế đã là 2.348 tỷ đồng, gấp 31 lần so với năm 1995. Rõ ràng đây là con số triển vọng cho các công ty bảo hiểm mua chứng khoán phát hành.
Các quỹ đầu tư: trong cả nước hiện nay ngoài quỹ đầu tư địa phương có tính
chất nhỏ lẻ, không đóng góp nhiều cho nền kinh tế nói chung còn có 3 quỹ đầu tư thuộc nhà nước và liên doanh với số vốn trung bình khoảng 15 triệu USD, 4 quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài là Dragon capital (50 triệu USD), Vietnam Frontier (50 triệu USD), quỹ Beta ( 80 triệu USD)và quỹ Viel (27 triệu USD). Nhìn chung, các quỹ đều có nhu cầu đầu tư rất cao và có mong muốn tìm kiếm các loại chứng khoán có lợi tức cao trên thị trường chứng khoán và thị trường tự do. Theo
phân tích thì họ sẽ chấp nhận những chứng khoán loại B phát hành trên tài sản bảo đảm ( nếu có) bởi nó có mức thu nhập rất cao.
Công ty chứng khoán: hiện nay, nếu tính cả công ty chứng khoán của NHNT sắp ra đời thì Việt nam có 7 công ty chứng khoán với nguồn vốn trung bình là 60- 70 tỷ VNĐ. Khi các đối tượng này có đủ điều kiện tham gia nghiệp vụ tự doanh thì việc mua bán các loại chứng khoán trên thị trường cũng sẽ đem lại những lợi ích