Tuy khái niệm chứng khoán hóa mới chỉ xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng cho đến nay đã có rất nhiều nước thực hiện hoạt động này. Thoạt đầu, hoạt động này được tiến hành thành công ở châu Mỹ và châu Âu. Sau đó chứng khoán hóa được tiến hành ở cả châu Úc, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, khái niệm chứng khoán hóa vẫn còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Để tạo điều kiện cho hoạt động chứng khoán hóa ra đời và phát triển thành công ở nước ta thì học tập kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực là một việc hết sức cần thiết.
Trên cơ sở nhận thức như vậy, khóa luận xin nêu ra một số điểm đáng chú ý trong hoạt động chứng khoán hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia đã thực hiện khá thành công hoạt động này.
1.Nhật Bản
Tại Nhật, việc tiến hành một giao dịch phải tuân thủ theo Bộ luật dân sự Nhật Bản. Bộ luật này yêu cầu phải có thông báo bằng văn bản hoặc sự đồng ý của chủ nợ trước khi giao dịch được tiến hành. Những yêu cầu khắt khe này chính là những trở ngại lớn để phát triển hoạt động chứng khoán hóa tài sản. Luật MITI do Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (The Ministry of International Trade and Industry-MITI) ban hành đã thay đổi những yêu cầu này, cho phép những người khởi tạo không phải là ngân hàng có được sự chấp thuận về kế hoạch của MITI.
Tuy nhiên, cho tới nay, không có một luật nào giải quyết vấn đề đối với những người khởi tạo khác. Nếu một người phát hành không thể tách tài sản khỏi rủi ro tín dụng của người khởi tạo trong quá trình thực hiện giao dịch thì người phát hành thường không thể có được xếp hạng tín dụng cho ABS cao hơn xếp hạng tín dụng của người khởi tạo. Luật MITI đã giải quyết vấn đề này đối với người khởi tạo không phải là ngân hàng và cho phép họ có được xếp hạng tín dụng cao hơn.
Những người được uỷ quyền khác cố gắng vượt qua vấn đề này với việc tiến hành ngẫu nhiên (contingent perfection). Tổ chức phát hành thực tế không tiến hành giao dịch cho đến khi những sự kiện có tính chất châm ngòi, chẳng hạn như sự suy giảm thứ hạng tín dụng của người khởi tạo, xảy ra. Tuy nhiên, các cơ quan Vò DiÖp Anh -Líp A2 - K37 -36-
xếp hạng tín dụng không sẵn lòng cấp cho cho ABS một thứ hạng cao hơn của người khởi tạo trong những trường hợp như vậy vì những sự kiện châm ngòi có thể không diễn ra như kế hoạch và giúp cho giao dịch được hoàn thành đúng hạn.
Hoạt động tăng cường tín dụng cũng có những điểm đáng chú ý. Thông thường, rủi ro tài sản có thể được giảm xuống bằng cách sử dụng một số biện pháp tăng cường tín dụng ngoài. Tại Mỹ có 4 phương pháp điển hình để giảm rủi ro này: 1)nhờ một ngân hàng phát hành một thư tín dụng; 2)nhờ một công ty bảo hiểm phát hành đơn bảo hiểm; 3)nhờ một công ty tài chính phát hành một giấy bảo lãnh; 4)sử dụng khoản vay phụ của một bên thứ ba. Tuy nhiên, những phương thức này không phổ biến ở Nhật vì Nhật không có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp loại tăng cường tín dụng này. Do đó, việc chứng khoán hóa tài sản của Nhật cho đến nay vẫn dựa vào việc tăng cường tín dụng trong.
Trong một số giao dịch khá gần đây mà có tăng cường tín dụng của bên thứ ba thì dịch vụ này do ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm giảm xếp hạng tín dụng của ngân hàng, do đó làm giảm khả năng cung cấp tăng cường tín dụng của họ.
Các công ty bảo hiểm lại không phải gánh chịu những ảnh hưởng xấu như vậy. Tuy nhiên, cho tới gần đây luật bảo hiểm vẫn cấm các công ty bảo hiểm cung cấp các giấy bảo lãnh cho những loại nghĩa vụ chính nhất định. Tháng 2/1998 cơ quan lập pháp Nhật đã xóa bỏ những hạn chế đó và cho phép các công ty bảo hiểm cung cấp bảo lãnh thanh toán các khoản nợ và chứng khoán. Sự tham gia của các công ty bảo hiểm trong lĩnh vực chứng khoán hóa sẽ mở cửa lĩnh vực này cho rất nhiều khởi tạo mới.
Trên thực tế, MBIA-AMBAC International, một trong những nhà bảo lãnh bảo hiểm tài chính chuyên môn lớn nhất trên thế giới đã hình thành nên một liên minh chiến lược với hai trong số những công ty bảo hiểm nhân phi thọ lớn nhất Nhật Bản: Mitsui Marine and Fire Insurance Co.Ltd. và Yasuda Fire Marine Insurance Co.Ltd. Các liên minh kiều này sẽ cung cấp loại tăng cường tín dụng mà
rất cần thiết cho hoạt động chứng khoán hóa và mang những lợi ích của chứng khoán hóa tới cho những công ty Nhật mà cần nó nhất.
2.Hàn Quốc
Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, một số giao dịch chứnng khoán hóa đã được nhắc đến ở Hàn Quốc nhưng không có gì đáng chú ý xảy ra. Các hoạt động trên thị trường chứng khoán bắt đâu tăng dần lên từ năm 1999. Một trong những giao dịch đáng chú ý nhất đã diễn ra vào tháng 12/1998 do Korean Exim Bank tiến hành. Ngân hàng này tham gia vào việc tài trợ cho các hoạt động ở nước ngoài của các công ty Hàn Quốc và có những khoản tiền có thể thu được (receivables) trong hoạt động ngoại hối. Ngân hàng này đã chứng khoán hóa những khoản có thể thu được (dưới dạng những giấy cam kết thanh toán - promissory note-do khách hàng của nó lập) trị giá 265 triệu USD. Những bản cam kết có chất lượng cao nhất được xếp hạng AAA. Vào tháng 2/1999 Industrial Bank of Korea cũng chứng khoán hóa những khoản có thể thu được từ cho vay quốc tế trong một giao dịch trị giá 106 triệu USD. Giao dịch này được FSA, một công ty bảo hiểm bảo lãnh.
Một trong những nguyên nhân chính của việc quy mô hoạt động chứng khoán hóa ở Hàn Quốc diễn ra thấp trước cuộc khủng hoảng tài chính là luật pháp của nước này. Năm 1998, Hàn Quốc đã ban hành Luật chứng khoán hóa những khoản có tài sản bảo đảm. Luật này chủ yếu điều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa của các tổ chức tài chính. Luật này bao trùm một phạm vi rất rộng. Các tổ chức tài chính ở đây bao gồm các tổ chức tài chính do Chính phủ sáng lập như Korean Development Bank, Korean Exim Bank, Industrial Bank of Korea, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán...
SPV, người nắm giữ những khoản có thể thu được trong tương lai sẽ được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn. Nghiệp vụ kinh doanh duy nhất của tổ chức này là nắm giữ những khoản có thể thu được. Chức năng cung cấp dịch vụ là làm đại diện cho người khởi tạo nhưng việc quản lý các tài sản được chứng khoán Vò DiÖp Anh -Líp A2 - K37 -38-
hóa... lại nằm dước sự kiểm soát của SPV.Từ năm 1962, Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) được thành lập.với mục đích chủ yếu khi đó là xử lý tài sản tồn đọng của NH Phát triển Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến năm 1997, do tình hình khủng hoảng của hệ thống NH tài chính tại Hàn Quốc nên KAMCO được giao nhiệm vụ sử lý tài sản tồn đọng của các định chế tài chính Hàn Quốc. KAMCO được đặt dưới sự giám sát tài chính Hàn Quốc. Sau hơn 3 năm, KAMCO đã mua được 98,3 nghìn tỷ và bán được 47,4 nghìn tỷ won tài sản tồn đọng của các định chế tài chính. Nền kinh tế phục hồi, giá tài sản, đặc biệt là bất động sản tăng lên nên KAMCO có thể bán với giá cao hơn giá mua vào (trong năm 1999 và đầu năm 2000, KAMCO có lãi ròng 9.643 và 6.178 tỷ won).(1)
Uỷ ban giám sát tài chính Hàn Quốc (Financial Supervisory Commission- FSC) duy trì quyền kiểm soát đối với hoạt động chứng khoán hóa của các công ty Hàn Quốc. Theo đó, người khởi tạo dự định tiến hành chứng khoán hóa thì phải đăng ký kế hoạch của họ với FSC. FSC có quyền từ chối hoặc yêu cầu người khởi tạo sửa đổi kế hoạch. Việc chuyển nhượng những khoản có thể thu được của người khởi tạo cũng phải được đăng ký với FSC.
Hệ thống luật pháp chung của Hàn Quốc cũng có thể yêu cầu thông báo cho con nợ trong bất kỳ một lần chuyển nhượng các khoản có thể thu được. Quy định này về cơ bản vẫn không thay đổi thậm chí ngay cả theo luật chứng khoán hóa. Luật này cũng đòi hỏi phải thông báo cho con nợ hay có được sự chấp thuận của con nợ.
3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu khả năng áp dụng biện pháp chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng để tái cơ cấu và làm lành mạnh hóa hệ thống các NHTM Việt Nam, một việc hết sức quan trọng là các ngân hàng phải nghiên cứu hoạt động này ở các quốc gia trên thế giới và thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình.
(1)Báo cáo kết quả khảo sát thực tế tại H n Quà ốc về vấn đề xử lý nợ tồn đọng v hoà ạt động của công ty Quản lý t i sà ản H n Quà ốc-29/5/2001
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động chứng khoán hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc khóa luận xin rút ra một số điểm nổi bật sau:
3.1.Cần phải tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi
Môi trường pháp lý thuận lợi là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của AMC. AMC cần có các quyền pháp lý mạnh hơn các doanh nghiệp hay ngân hàng bình thường. Ví dụ: con nợ không có quyền can thiệp vào quyết định mua bán nợ tồn đọng của AMC, cán bộ của AMC được pháp luật bảo vệ khi ra quyết định mua bán nợ tồn đọng đúng quy định, AMC được quyền chỉ định người quản lý đặc biệt đối với con nợ...
Tại Hàn Quốc, KAMCO được coi như một doanh nghiệp nhưng nó không những chịu sự điều tiết của luật doanh nghiệp mà còn chịu sự điều tiết của một số luật đặc biệt và quy định khác, ví dụ như luật KAMCO, luật chứng khoán có tài sản bảo đảm...Những luật và quy định đặc biệt này đều nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho KAMCO.
Việc Nhật Bản điều chỉnh các quy định của mình theo hướng thuận lợi hơn đã tạo điều kiện cho hoạt động chứng khoán hóa tài sản phát triển. Trong các báo cáo đánh giá các giao dịch chứng khoán hóa của Nhật Bản, Standard & Poor cho rằng triển vọng chứng khoán hóa của nước này là rất lớn và một trong những lý do chính cho sự phát triển đó là những quy định mới của Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này.
3.2.Nên thành lập một AMC tập trung
Với thị trường tài sản chưa phát triển như ở Việt Nam thì chúng ta nên áp dụng mô hình AMC tập trung do nếu có nhiều AMC xử lý nợ của các NH khác nhau thì bản thân các AMC phải cạnh tranh nhau để bán được tài sản tồn đọng. Hệ quả là giá bán tài sản có thể thấp hơn, tài sản tồn đọng có thể nằm lại AMC lâu hơn. Ngoài ra việc tạo nguồn vốn cho các AMC riêng lẻ là khó khăn. Nếu các ngân hàng phải tự lập AMC để xử lý nợ, thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc tạo nguồn vốn thì sẽ rất khó tạo nguồn vốn cho AMC vì bản thân các NH cũng đang gặp khó khăn. Ngoài ra trong trường hợp các tài sản có tính đồng nhất cao (ví dụ,
chủ yếu là bất động sản, hay chủ yếu là đất đai...) thì có thể có giải pháp chung xử lý các tài sản và sẽ thực hiện thông qua một định chế chung là AMC tập trung.
Trong thực tế, KAMCO của Hàn Quốc có khoảng 72% vốn sở hữu của Nhà nước, số còn lại là do các ngân hàng đóng góp. Thái Lan, một nước cũng có hoạt động chứng khoán hóa tài sản khá phát triển, lúc đầu đã thành lập các AMC riêng lẻ và sau đó lại xây dựng một AMC tập trung.
Ngoài những điểm trên thì ta cũng cần phải lưu ý một số vấn đề khác như: cần tạo điều kiện cho các định chế tài chính như các công ty bảo hiểm tham gia rộng rãi vào hoạt động này, phải chú ý phát triển hoạt động tăng cường tín dụng trong do ở nước ta chưa có đủ cơ sở cho hoạt động tăng cường tín ngoài phát triển...
CHƯƠNG II