GIAN TỚI
Song song với việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, hệ thống các NHTM Việt Nam cũng đồng thời bắt đầu xây dựng và thực hiện Đề án tái cơ cấu NH. Việc triển khai đề án sẽ tiến hành trong 5 năm với mục tiêu cơ bản là giải quyết nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính, tập trung làm sạch bảng tổng kết tài sản thông qua việc cơ cấu lại toàn bộ các khoản nợ tồn đọng tại các NHTM.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, các NHTM đưa ra các định hướng sau:
1.Chủ động, tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, các khách hàng vay hoạt động tốt, có khả năng trả nợ không phân biệt loại hình sở hữu. Bên cạnh đó, cần bám sát các
dự án lớn, các chương trình kinh tế trọng điểm, các tổng công ty...để đẩy mạnh cho vay nhằm phục vụ tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế.
2.Tiếp tục chấn chỉnh các mặt yếu kém trong hoạt động tín dụng tâp trung vào công tác thu hồi và xử lý nợ tồn đọng, bám sát tiến độ thực hiện Dự án xử lý nợ quá hạn
tiến tới quản lý nợ tồn đọng, nợ xấu theo thông lệ quốc tế, có biện pháp tương ứng, kịp thời trong việc khai thác tài sản chậm luân chuyển để thu hồi nợ xấu; cải tiến phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, hoàn thiện hệ thống phân loại các khoản vay và phân loại khách hàng, nghiên cứu áp dụng thực tiễn những phương pháp về phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư, quản lý vốn vay...nâng cao hiệu quả và năng lực cho vay, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh.
3.Thực hiện tốt chính sách khách hàng, hoạt động tín dụng thời gian tới sẽ được chọn làm thí điểm để triển khai phương thức phân loại theo khách hàng-sản phẩm.
Theo đó, mô hình phòng tín dụng hiện nay trước hết sẽ được tổ chức phân loại thành các bộ phận tín dụng phục vụ cho các đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp hay định chế tài chính. Đối với từng loại khách hàng, tuỳ theo tính Vò DiÖp Anh -Líp A2 - K37 -76-
chất nghiệp vụ hoặc sản phẩm mà tiến hành tổ chức, phân loại tiếp thành các nhóm cụ thể nhằm phục vụ tốt nhất cho mọi nhu cầu khách hàng.
4.Kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng lựa chọn và bố trí
những cán bộ trình độ chuyên môn, đạo đức tốt và phân loại thành nhóm chính như cán bộ tín dụng bảo đảm nhận các dự án quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ...
5.Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để động viên khen thưởng
và kỷ luật kịp thời.
6.Định hướng thu hồi nợ tồn đọng.
Đối với nợ có tài sản bảo đảm: các NHTM chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay ( tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản toà án giao cho ngân hàng) kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau:
• Tự bán công khai trên thị trường
• Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
• Bán cho công ty mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập)
Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay thuộc những vụ án đã được toà án phán quyết những tài sản chưa giao ngân hàng: các NHTM tập hợp trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM, đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho NHTM để xử lý thu hồi vốn.
Đối với nhứng tài sản đảm bảo nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp; các NHTM báo cáo NHNN để trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện pháp lý để các NHTM có thể bán nhanh tài sản, thu hồi nợ.
Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa bán được, các NHTM áp dụng các biện pháp như: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ
Đối với những tài sản của NH để lại sử dụng thì phải có nguồn vốn tương ứng theo quy định pháp luật hiện hành
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi nợ: các NHTM sẽ phân loại nợ thành nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và nợ tồn đọng không còn đối tuợng thu nợ, báo cáo cho NHNN Việt Nam để trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xoá nợ.
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại: các NHTM sẽ:
+Bán lại nợ để thu hồi vốn theo Quy chế mua bán nợ thông thường.
+Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn này; trường hợp này, các NH sẽ dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỷ lệ góp vốn theo quy định của pháp luật.
+Đánh giá lại khoản nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp nhà nước để xác định giá trị thực còn của khoản nợ. Phần giá trị thực còn của khoản nợ được xử lý chuyển thành phần vốn Nhà nước cấp bổ sung cho doanh nghiệp đồng thời nhà nước cấp bù vốn cho các NHTM tương ứng với số nợ tồn đọng; hoặc xác định số nợ doanh nghiệp còn phải tiếp tục trả cho ngân hàng đồng thời Nhà nước cấp vốn bù cho các NHTM phần chênh lệch do đánh giá lại.
+Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nợ được cơ cấu lại bằng hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thêm.
+Đối với những trường hợp tình hình tài chính doanh nghiệp bình thường, những doanh nghiệp có tình chây ì chậm trả, các NHTM có văn bản báo cáo các Bộ chủ quản (nếu doanh nghiệp trực thuộc Bộ, ngành), báo cáo lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu là doanh nghiệp địa phương) và có văn bản báo cáo đến UBND quận, huyện, thị xã để đôn đốc và hỗ trợ doanh nghiệp trả nợ, hoặc có thể Vò DiÖp Anh -Líp A2 - K37 -78-
dùng các biện pháp cưỡng chế buộc phải trả nợ. Hết thời gian gia hạn nợ mà bên vay vẫn chưa hoàn trả được thì ngân hàng sẽ khởi kiện ( tại toà án Nhân dân đối với các địa phương chưa có toà án kinh tế).