THỐNG NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 67)

***

***

Cấu trúc lại nợ và lành mạnh hóa tài chính đối với các NHTM Việt Nam đang là vấn đề quan tâm hàng đầu trong chương trình tái cơ cấu hệ thống NH của Chính phủ. Nợ tồn đọng quá lớn sẽ làm gia tăng gánh nặng cho Ban điều hành NH, cản trở việc tập trung vào công tác cải cách và hướng nguồn lực cho các hoạt động sinh lời lành mạnh; mặt khác nếu không làm "sạch sẽ" Bảng Tổng kết tài sản của NH, các chuẩn mực tài chính quốc tế, sẽ không áp dụng được trong hệ thống NH Việt Nam.

Thị trường chứng khoán đã ra đời và hoạt động ở Việt Nam hơn hai năm nay. Việc các NHTM sử dụng các khoản nợ có thế chấp làm cơ sở để phát hành chứng khoán là việc có thể tiến hành nhằm kinh doanh lại "kho nợ xấu" vốn đã tồn tại nhiều năm nay, san bớt đi gánh nặng truyền thống của các NHTM do lịch sử để lại.

1.Sự phát triển của nền kinh tế

Năm 2000 đi qua với nhiều thành công, nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2001 với nhiều khó khăn và thách thức. Trong nước, hậu quả lũ lụt lớn năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long chưa khắc phục hết thì thiên tai lũ lụt lại gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đối với nhân dân các vùng này. Ở bên ngoài xu hướng trì trệ của nền kinh tế thế giới tiếp tục kéo dài và suy giảm sau sự kiện 11/9 ở nước Mỹ. Thị trường xuất khẩu thế giới bị thu hẹp làm giá cả các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, may mặc...đều giảm mạnh, chỉ đạt 16 tỷ USD (thấp hơn dự kiến). Khó khăn khách quan cộng với những thiếu sót và yếu kém chủ quan do tiềm lực kinh tế – tài chính hạn chế đã và đang tác động tiêu cực tới sản xuất và đời sống ở nhiều vùng địa phương.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w