III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ VÀO THỰC TIỄN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79 - 81)

TIỄN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Để đưa mô hình chứng khoán hóa này vào thực tiễn tại các NHTM Việt Nam thì cần phải tạo ra cho nó một môi trường hoạt động thuận lợi. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động chứng khoán hóa và phân tích bối cảnh chung của hệ thống NHTM Việt Nam, khóa luận xin đề xuất một số giải pháp để vận hành mô hình chung cho các NHTM.

1.Chủ động thích nghi với thông lệ quốc tế

Chứng khoán hoá là một công cụ tài chính mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, NHTM Việt Nam muốn tiếp cận cần phải chủ động thích nghi với thông lệ quốc tế. Gần đây, hệ thống NH nước ta đã có những bước tích cực trong việc thực hiện cam kết quốc tế, dần dần dỡ bỏ rào cản về hoạt động ngân hàng tài chính với bên ngoài. Hiện nay, đã có 26 chi nhánh và 62 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, 4 liên doanh tại Việt Nam.

Như vậy để có thể tiếp nhận được những kinh nghiệm quý báu về tái cơ cấu tài chính thông qua chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động hợp tác, phát triển các mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm tạo lập và giao dịch. Thực tế trong suốt gần 15 năm qua, các ngân hàng nước ngoài đã tạo ra cho thị trường tài chính nói chung và thị trường cung cấp các dịch vụ ngân hàng nói riêng một bộ mặt mới. Rất nhiều dịch vụ tài chính mới mà các ngân hàng nước ngoài cung cấp nay đã được ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp thu và phát triển. Hơn thế, sự hiện hữu của các ngân hàng này đồng thời làm cho thị trường tài chính Việt Nam trở nên sôi động, cạnh tranh hơn, phá vỡ thế độc quyền, tạo ra những áp lực nhất định buộc NHTMQD phải tái cơ cấu để tồn tại trong những năm về sau.

Để tạo lập đựợc thị trường cho chứng khoán hoá phát triển ở Việt Nam thì một yếu tố rất quan trọng là phải co sự tồn tại của những đối tác nước ngoài. Chính

việc hội nhập sẽ cho phép các định chế tài chính nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam. Các định chế này trong giai đoạn đầu sẽ vừa là đối tác tham gia trực tiếp vào khâu chứng khoán hoá với vai trò là nhà đầu tư hoặc đối tác tư vấn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Và khi phát triển hơn nữa thì đây sẽ là các trung gian đặc biệt, chiết khấu các khoản nợ của ngân hàng sau đó phát hành chứng khoán ra nước ngoài trên cơ sở tài sản bảo đảm như theo kinh nghiệm của Hàn Quốc.

2.Phối hợp giữa các NH trong việc xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng

Quá trình chứng khoán hoá có một khâu hết sức quan trọng là phân tích khả năng thanh toán của khách hàng do phải luôn có dòng tiền chảy qua giữa con nợ, ngân hàng, trung gian đặc biệt rồi tới nhà đầu tư. Mức độ rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng tín dụng của con nợ và tài sản thế chấp. Hơn nữa trung gian đặc biệt sẽ tập hợp các khoản vay từ nhiều con nợ của các ngân hàng khác nhau, do đó nó phải thẩm định khả năng thanh toán của khách hàng. Để có được chất lượng thẩm định tốt, đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin tổng hợp đa chiều nên rất cần sự phối hợp từ các ngân hàng. Các thông tin ngân hàng quan tâm bao gồm: các thông tin về pháp lý, quan hệ tín dụng, lĩnh vực kinh doanh, trình độ quản lý,tài sản thế chấp, tình hình tài chính doanh nghiệp...

Giải pháp ở đây là trong tiến trình đưa chứng khoán hoá vào thực tiễn, trước hết các ngân hàng thương mại sẽ cùng hợp tác với Ngân hàng Nhà nước đưa ra những chuẩn mực đánh giá chất lượng tín dụng của con nợ. Trên cơ sở chuẩn mực đó, các ngân hàng sẽ cung cấp thông tin theo chuẩn đánh giá đó cho một ban đặc biệt của ngân hàng Nhà nước. Và trung gian đặc biệt mua nợ sẽ tham khảo những thông tin từ ban này để đưa ra một mức chiết khấu phù hợp nhất, đảm bảo thu nhập tương ứng với rủi ro mà nhà đầu tư sẽ chấp nhận.

Đồng thời cần có sự chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng thông tin tín dụng của từng ngân hàng. Thông tin được thu thập bằng cách: lập hồ sơ khách hàng, thiết lập mối quan hệ trao đổi dữ liệu với các ngân hàng khác, thành lập phòng xử lý thông tin. Phòng thông tin tín dụng phải có sự liên hệ chặt chẽ hai Vò DiÖp Anh -Líp A2 - K37 -80-

chiều với Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để nắm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp, các mối liên quan giữa doanh nghiệp với các ngân hàng khác...Định kỳ , 6 tháng hoặc 1 năm cán bộ phụ trách nghiệp vụ thông tin tín dụng phải thu thập, kiểm tra số liệu báo cáo tài chính của khách hàng từ đó đánh giá tổng kết tình hình tài chính doanh nghiệp và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.

3.Giải pháp về thị trường

3.1.Phát triển thị trường chứng khoán

Thực tế qua gần 2 năm ra đời và phát triển, thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành một kênh mới về thu hút vốn đầu tư cũng như nơi cho các định chế tài chính thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài sản nguồn vốn như những nhà hoạch định chiến lược quốc gia hằng mong đợi. Tính đến nay giá trị trái phiếu được giao dịch mới chiếm 5% tổng giá trị giao dịch trên thị truờng chứng khoán. Nếu với tình hình như vậy chứng khoán hoá ra đời sẽ rất khó khăn trong việc tạo ra tính thanh khoản cần thiết cho các nhà đầu tư. Như vậy, để tạo ra một thị trường cho trái phiếu phát hành trên cơ sở nợ tồn đọng của ngân hàng phát triển thì cần phải có chính sách phát triển thị trường chứng khoán một cách toàn diện.

Nhằm đạt được mục tiêu thị trường chứng khoán hoá ra đời và phát triển cần hướng vào các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 79 - 81)