Giải pháp đối với các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 99 - 104)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM:

2. Các giải pháp riêng:

2.5. Giải pháp đối với các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán:

* Đối với các hoạt động kinh doanh chứng khoán:

- Khuyến khích thêm nhiều loại hình tài chính được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán và ĐTCK chuyên nghiệp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự đa dạng, phong phú, kinh nghiệm và hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển vững chắc của TTCK. Trước yêu cầu phát triển và lộ trình hội nhập của TTCK thì Chính phủ phảI thực hiện chính sách đa dạng hoá các loại hình tổ chức được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ và đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong đó cần quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các loại hình công ty định mức tín nhiệm. Với loại hình cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tương đối chặt chẽ của các công ty này, nhà đầu tư và công chúng có thể đánh giá dễ dàng chất lượng và độ tin cậy của các hoạt động giao dịch trên TTCK.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các trung gian tài chính thông qua việc yêu cầu, khuyến khích các tổ chức này phải đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ trong giao dịch trực tuyến, đảm bảo sự kết nối đồng bộ, tương thích với SGDCK, TTGDCK và TTLKCK; áp dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với các nhân viên hành nghề theo thông lệ

quốc tế. Việc nâng cao chất lượng phục vụ của nhà đầu tư vừa để có thể cung cấp được các dịch vụ chứng khoán mang tính cạnh tranh khi có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài, đồng thời cũng là để thực hiện các mục tiêu kích cầu cho TTCK. Bên cạnh đó, các CtyCK phải thực hiện một nhiệm vụ cơ bản trong vai trò của một nhà tạo lập thị trường. UBCKNN cần phải đưa ra các quy định bắt buộc các CtyCK thành viên phải hoạt động như là nhà tạo lập thị trường cho một số chứng khoán nhất định, góp phần điều tiết thị trường.

* Đối với hoạt động ĐTCK:

- Khuyến khích phát triển các nhà đầu tư trong nước làm nòng cốt, đảm bảo tính ổn định cho TTCK. Để làm được như vậy thì cần phải chú trọng hoạt động đào tạo, trang bị kiến thức cho nhà đầu tư trong nước về kĩ năng đầu tư, về rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, cũng như khả năng phân tích dự báo tình hình biến động của TTCK. Thực tế hiện nay cho thấy, nhà đầu tư ở trong nước, nhất là rất ít các nhà đầu tư cá nhân có hiểu biết về kĩ năng đầu tư trên TTCK. Họ thường đầu tư theo tâm lý “ đám đông”, nhất là đầu tư theo các nhà ĐTNN. Do đó, khi thị trường phát triển hay đảo chiều thì họ ồ ạt mua vào hay bán ra làm ảnh hưởng đến tình hình giao dịch của thị trường. Khi đó tâm lý và kĩ năng của nhà đầu tư là rất quan trọng.

- Có các chính sách để thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư cá nhân và tập thể, quỹ hưu trí, và sự tham gia của các công ty bảo hiểm nhằm tăng cường yếu tố đầu tư dài hạn, khắc phục xu hướng đầu tư ngắn hạn nhằm mục đích đầu cơ.

- Xây dựng và công bố lộ trình mở cửa cụ thể để các nhà ĐTNN chủ động tham gia TTCK theo hướng đảm bảo phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết WTO. Khi xây dựng lộ trình mở cửa TTCK, chúng ta có thể thực hiện theo hướng là quy định tỷ lệ giới hạn sở hữu của nhà ĐTNN theo từng nhóm ngành nghề khác nhau theo các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước thường thực hiện những lộ trình mở cửa TTCK một cách khá thận trọng với những công cụ bảo hộ đầu tư trong nước và kiểm soát đầu tư nước ngoài klá chặt chẽ. Bên cạnh đó, bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm

1997 xảy ra khi nhà ĐTNN rút vốn ồ ạt trên thị trường buộc chúng ta phải cân nhắc lộ trình mở cửa cho phù hợp. Trước yêu cầu của tiến trình hội nhập, Chính phủ phải tiếp tục mở cửa TTCK, song điều quan trọng là cách thức và lộ trình như thế nào để vừa đảm bảo an toàn, vừa đáp ứng được đòi hỏi của tiến trình hội nhập.

KẾT LUẬN:

Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế về QLNN đối với TTCK Việt Nam có thể nhận xét rằng vai trò của QLNN trong việc xây dựng, quản lý và điều hành TTCK ở nước ta là rất lớn. Từ khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhận thức được sự cần thiết và tính tất yếu khách quan phải xây dựng và phát triển TTCK, Nhà nước đã có các động thái tích cực để chuẩn bị các điều kiện kinh tế-xã hội cần thiết để hình thành TTCK. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý đối với TTCK đã có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tình hình mới; thông qua UBCKNN, Nhà nước vẫn thực hiện được chức năng quản lý, điều hành của mình. Các cơ quan QLNN đã xây dựng được một khung pháp lý làm cơ sở cho mọi hoạt động trên TTCK, có các quy định để tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng kí giao dịch, CBTT, các hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán…với mục tiêu đảm bảo một thị trường an toàn, công bằng và minh bạch cho tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường.

TTCK vẫn là một thị trường mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy, trong quá trình quản lý và vận hành TTCK của cơ quan QLNN cũng tồn tại không ít những hạn chế như chưa thống nhất được các văn bản pháp lý có liên quan, mô hình tổ chức bộ máy quản lý tạo ra một số chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định quản lý của các cấp thẩm quyền, công tác thanh tra, giám sát các hoạt động trên thị trường còn yếu nên xuất hiện nhiều sai phạm gây ảnh hưởng không tốt tới nhà đầu tư và sự ổn định, minh bạch của toàn TTCK.

TTCK đang ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, đưa đất nước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, những hạn chế còn tồn tại trong công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam cần sớm được các cơ quan quản lý ngành CK&TTCK có các biện pháp khắc phục để triển khai thực hiện được tốt các mục tiêu, định hướng đã đề ra. Xuất phát từ thực trạng công tác QLNN đối với TTCK Việt

Nam, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước, tuân thủ các quy tắc quản lý TTCK của IOSCO đồng thời gắn kết với chiến lược phát triển TTCK Việt Nam mà Chính phủ đã phê duyệt, luận văn đã đề cập một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao vai trò QLNN với TTCK Việt Nam như hoàn chỉnh hệ thống khung pháp lý và tổ chức bộ máy QLNN; các giải pháp đối với các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng kí giao dịch, hoạt động giao dịch, lưu kí chứng khoán, các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán cùng một số giải pháp chung khác.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được nhận được sự góp ý của các thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin được cảm ơn tới cô giáo, T.S Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em thực hiện và hoàn tất luận văn này.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w