II. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM:
3. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua: 1.Hoạt động phát hành chứng khoán:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM.
VỚI TTCK VIỆT NAM.
VỚI TTCK VIỆT NAM. 1.Mô hình quản lý TTCK Thái Lan:
TTCK Thái Lan là một thị trường có quy mô nhỏ so với thị trường trong khu vực. Với giá trị thị trường chỉ vào khoảng 134 tỷ USD nhưng tỷ lệ doanh thu đạt 80% từ hoạt động này ở mức cao so với thị trường các nước trong khu vực. Thị trường Thái Lan được coi là một thị trường mới nổi và là một trong những thị trường hoạt động sôi động nhất tại Đông á.
SGDCK Thái Lan ( SET) được thành lập năm 1975. SET có mô hình sở hữu thành viên, bao gồm 39 CtyCK thành viên. SET có Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên, trong đó 5 thành viên do UBCK Thái Lan bổ nhiệm, 5 thành viên do các CtyCK là thành viên của Sở bầu ra, 10 thành viên HĐQT của SET sẽ biểu quyết để bổ nhiệm một chủ tịch của Sở cũng là thành viên thứ 11 của HĐQT. Các thành viên của HDQT được đa dạng hoá về chuyên môn. Có người là đại diện cho CtyCK thành viên, có người là đại diện cho công ty niêm yết, có người là chuyên gia kinh tế, tài chính, quản trị tài sản. Thái Lan hiện có 41 CtyCK, trong đó các CtyCK nước ngoài chiếm phần lớn thị phần. Các CtyCK có quy mô nhỏ, phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ phí môi giới. Ngành Quỹ đầu tư tại Thái Lan mới trong giai đoạn đầu phát triển với 19 công ty quản lý tài sản, 774 quỹ, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của thị trường vào khoảng 28 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của TTCK cao trong giai đoạn 2001-2005 là cao so với khu vực Ngân hàng, đạt 33,5%. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này lại phụ thuộc phần lớn vào mức tăng của giá chứng khoán (23,8%) chứ không phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng về giá trị vốn mới được đưa vào trong thị trường (9,7%).[17]