MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85 - 88)

TTCK VIỆT NAM:

1. Mục tiêu định hướng phát triển TTCK Việt Nam:1.1. Mục tiêu cơ bản: 1.1. Mục tiêu cơ bản:

Mục tiêu định hướng xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam được đặt ra trong những năm tới là:

- Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt động để TTCK Việt Nam thực sự đóng vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính Việt Nam. Phấn đấu đưa quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu niêm yết năm 2010 đạt khoảng 10-15% GDP. Tuy vậy, tính đến cuối tháng 12/2006, tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết và ĐKGD đã đạt khoảng 221.156 tỷ tương đương xấp xỉ khoảng 22,7% GDP và tổng mệnh giá các loại trái phiếu niêm yết và ĐKGD đạt khoảng trên 70.000 tỷ đồng, xấp xỉ khoảng 7,7% GDP. Nếu tính tổng giá trị thị trường cho các loại chứng khoán niêm yết thì đã vượt khá xa mục tiêu trên. Do vậy, theo tình hình phát triển hiện nay của TTCK Việt Nam thì mục tiêu trên nên là phải “ đưa tổng giá trị thị trường cổ phiếu và trái phiếu niêm yết đến năm 2010 đạt từ 35-40% GDP.

- Hoàn thiện và mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường có tổ chức. Duy trì hoạt động của thị trường an toàn, hiệu quả trên cơ sở tăng cường hiệu lực quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. - Từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế theo lộ trình cam kết gia nhập WTO và các cam kết quốc tế khác.

1.2.Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến 2010:

- Củng cố và phát triển SGDCK, TTGDCK, TTLKCK nhằm cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động của TTCK theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng và phát triển SGDCK Tp.HCM với hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và hệ thống công bố thông tin tự động hoàn toàn. Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TTGDCK HN; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung OTC. - Gắn việc phát triển TTCK với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành CtyCP.

- Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK, tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ và CtyCK chuyên doanh nhằm tăng chất lượng hoạt động. Khuyến khích các CtyCK thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.

- Thành lập các công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam. - Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các NHTM, các CtyCK, các công ty tài chính,…tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia vào thị trường với vai trò là người đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường. Mở rộng va phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.

2. Cơ hội và thách thức đối với TTCK Việt Nam:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế thế giới đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với TTCK Việt Nam.

2.1.Cơ hội:

- Nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc đẩy nhanh tiến trình CPH, các DNNN sẽ cung cấp cho TTCK một khối lượng hàng hoá to lớn, có chất lượng cao dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu …làm cho quy mô thị trường có khả năng tăng nhanh. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

- Tỷ lệ tiết kiệm cao cùng làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh sẽ góp phần thúc đẩy TTCK phát triển nhanh ( theo dự báo của Bộ KH-ĐT, vốn ĐTNN đáp ứng khoảng 30% trong tổng số 40 tỷ USD vốn đầu tư của nền kinh tế giai đoạn 2006-2010).[ ]

- Hội nhập quốc tế làm cho TTCK có khả năng cạnh tranh và chuyên môn hoá cao hơn, tiếp cận được kinh nghiệm quốc tế về quản lý, công nghệ và những bài học của những nước đi trước.

2.2. Thách thức:

Bên cạnh những cơ hội tốt cho sự phát triển của TTCK Việt Nam thì cũng còn không ít thách thức. Đó là:

- TTCK Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển, năng lực quản lý,giám sát còn hạn chế trong khi các công cụ chính sách vĩ mô chưa được sử dụng đồng bộ và hữu hiệu.

- Hội nhập tạo ra áp lực cạnh tranh khốc liệt trong bối cảnh các CtyCK trong nước chưa đủ để mạnh, dễ dẫn đến khả năng bị thâu tóm, sáp nhập hoặc phá sản.

- Gia tăng nguy cơ hoạt động đầu cơ, thao túng và thâu tóm thị trường, nắm quyền kiểm soát các công ty Việt Nam từ phía các nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước, gây rối loạn thị trường.

- Sự ra tăng luồng vốn vào TTCK cũng chứa đựng khả năng rút vốn (đổi chiều) ồ ạt, ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK và cung tiền tệ trong nền kinh tế, tác động đến hệ thống ngân hàng trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn mỏng, việc kiểm soát các luồng tiền chưa được chặt chẽ.

Như vậy, với mục tiêu định hướng đã định ra cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới (cụ thể là giai đoạn 2006-2010), cùng với những

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w