Quản lý,giám sát đối với các hoạt động ĐTCK:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 73)

II. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM:

3.6.3.Quản lý,giám sát đối với các hoạt động ĐTCK:

3. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua: 1.Hoạt động phát hành chứng khoán:

3.6.3.Quản lý,giám sát đối với các hoạt động ĐTCK:

Công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động ĐTCK trên TTCK Việt Nam bao gồm việc ban hành các chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư trên TTCK, thực hiện những thủ tục hành chính cần thiết như mở tài khoản giao dịch, kỹ quỹ đặt lệnh giao dịch,…và giám sát sự tuân thủ pháp luật của các nhà đầu tư như nghĩa vụ báo cáo của các cổ đông lớn nhằm đảm bảo sự công bằng trên TTCK. Theo quy định hiện hành, các CtyCK, CtyQLQ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các nhà ĐTCK là khách hàng của mình theo các quy định của pháp luật. Các TTGDCK, SGDCK thực hiện việc quản lý giao dịch của nhà ĐTCK chủ yếu thông qua việc giám sát khách hàng thực hiện các thủ tục đăng kí mã số giao dịch( đối với các nhà ĐTNN), mở tài khoản giao dịch, lưu ký chứng khoán, kí quỹ và đặt lệnh giao dịch tại các CtyCK là thành viên của SGDCK, TTGDCK.

Để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào TTCK, Nhà nước đã dành những ưu đãI nhất định cho các nhà ĐTCK trên TTCK Việt Nam dưới hình thức ưu đãi về thuế. Theo Thông tư số 100/2004/TT-BTC, Nhà nước không đánh thuế giá trị gia tăng vào hoạt động đầu tư của quỹ ĐTCK, không đánh thuế thu nhập vào các khoản thu nhập là cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán và các khoản thu nhập khác từ ĐTCK của các nhà đầu tư cá nhân. Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của TTCK, kích cầu trên thị trường.

Để thu hút ĐTNN, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa cho nhà ĐTNN ngay từ ban đầu với những bước đi thận trọng theo từng lộ trình nới lỏng nhất định. Chính sách không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc cho phép nhà ĐTNN được trực tiếp thực hiện các thủ tục giao dịch tại các CtyCK như các nhà đầu tư trong nước. Quá trình điều hành chính sách thu hút nhà ĐTNN vào TTCK Việt Nam được thực hiện theo những bước đi tương đối thận trọng và mềm dẻo. Ban đầu, theo Quyết định

139/1999/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của CtyCP và tối đa 20% tổng số CCQĐT của một quỹ ĐTCK, trong đó, mỗi tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và mỗi cá nhân nước ngoài nắm giữ tối đa 3%; vốn góp của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tham gia vào CtyCK liên doanh tối đa là 30% vốn điều lệ. Sau một thời gian, TTCK Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém nhất định. Trước đòi hỏi của thực tiễn, ngày 17/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 146/2003/QĐ-TTg thay thế cho Nghị định trên, trong đó quy định cho phép các tổ chức và cá nhân nước ngoài mua bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của một TCPH, tỷ lệ vốn góp của tổ chức kinh doanh chứng khoán vào CtyCK, CtyQLQ cũng được điều chỉnh lên 49%. Chính sách này đã tạo ra cú hích thực sự đối với hoạt động GDCK trên TTCK Việt Nam. Từ tháng 10/2003 đến tháng 4/2004, TTCK Việt Nam đã được phục hồi rõ nét nhờ tác động chủ yếu của các nhà ĐTNN, chỉ số VN-index đã tăng từ khoảng 130 điểm lên khoảng 250 điểm , tổng giá trị giao dịch cũng tăng từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng mỗi phiên giao dịch. Giai đoạn tiếp theo là sự chững lại và thiếu sôi động trong giao dịch của TTCK Việt Nam, theo lý giải của nhiều chuyên gia là do tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trong phần lớn các TCNY đã được lấp đầy. Ngày 29/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định 238/2005/QĐ-TTg mỏ rộng room cho nhà ĐTNN. Theo đó, tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu, CCQĐT đang được niêm yết và ĐKGD trên TTCK. Quy định này không giới hạn tỷ lệ nắm giữ trái phiếu lưu hành của một TCPH. Chủ trương này của Chính phủ được đánh giá có tác động tích cực đến tình hình GDCK trên TTCK Việt Nam. Để tăng cường quản lý và giám sát nhà ĐTNN và đảm bảo an toàn trong quá trình hội nhập, Chính phủ đã sử dụng các công cụ quản lý khác nhau, như quy định nhà ĐTNN phải đăng kí mã số giao dịch, tuân thủ các quy định của NHNN về quản lý ngoại hối, nhà ĐTNN

chỉ được giao dịch bằng đồng Việt Nam và tuân thủ tỷ lệ sở hữu chứng khoán theo các quy định trên.

Tuy vậy, trong hoạt động quản lý và giám sát nhà đầu tư vẫn còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả. Từ mô hình tổ chức nghiệp vụ lưu ký theo hình thức là các thành viên lưu ký không mở tài khoản riêng cho từng nhà đầu tư mà lại gộp chung vào một tài khoản cho tất cả các khách hàng, điều này làm cho quá trình giám sát của các TTGDCK, SGDCK và TTLKCK tỏ ra chưa thực sự hiệu quả và là nguyên nhân dẫn đến sự chậm chế trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm của nhà đầu tư.

Từ đầu năm 2006 đến tháng 3/2007, sự phát triển của TTCK đã làm tăng nhu cầu vay vốn đầu tư, kinh doanh chứng khoán, nguy cơ rủi ro tín dụng cũng tăng lên do giá chứng khoán có sự biến đổi theo chiều hướng suy giảm. Pháp luật hiện hành không cấm các TCTD cấp tín dụng theo hình thức cho vay cầm cố chứng khoán và các giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán, nhưng các TCTD phải tuân thủ các điều kiện và tỷ lệ an toàn tín dụng. Theo văn bản số 20/TB-VPCP ngày 29/1/2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hoạt động quản lý TTCK có nêu:“ NHNN chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, UBCKNN chủ động ban hành hay trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chỉ đạo giám sát hoạt động của các NHTM trong hoạt động Repo, huy động cho vay, cầm cố để đầu tư chứng khoán”. Theo đó, NHNN đã thực hiện một số biện pháp như ban hành Công văn số 7318/NHNN-CSTT chỉ đạo các TCTD thực hiện một số biện pháp để kiểm soát việc cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức hạn chế và đảm bảo an toàn. Ban hành Quyết định số18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định hạ thấp giới hạn tối đa thị giá chứng khoán được xác định khi loại trừ dư nợ trích lập dự phòng rủi ro, qua đó nâng mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng có bảo đảm bằng chứng khoán. Cuối tháng 5/2007, hai văn bản được coi là có liên quan trực tiếp nhất đế hoạt động kinh doanh của các TCTD và ảnh hưởng tới hoạt động ĐTCK trên TTCK đó là Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về

kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế; Quyết định số 1141/QĐ-NHNN ngày 28/5/2007 về điều chỉnh tăng mức dự trữ bắt buộc đối với TCTD. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD từ ngày 1/7/2007( ngày Chỉ thị 03 có hiệu lực thi hành) các TCTD thực hiện việc khống chế tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán so với tổng mức dư nợ tín dụng của TCTD ở mức dưới 3%. Đối với các TCTD có tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán so với tổng dư nợ tín dụng của TCTD ở mức từ 3% trở lên thì thực hiện việc thu hồi nợ và giảm dư nợ, chậm nhất đến ngày 31/12/2007 phải đảm bảo theo tỷ lệ quy định…Thực tế cho thấy, sau khi Chỉ thị 03 được ban hành đã gây tác động tâm lý đối với hoạt động của TTCK, và theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đây chính là một trong những nguyên nhân làm làm cho TTCK bị sụt giảm trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 vừa qua.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 73)