II. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM:
d. SGDCK Vacxav a( WSE):
WSE được thành lập từ năm 1817 và hoạt động đến trước chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1939; đến năm 1991 mới thành lập lại. WSE là CtyCP do
KBNN thành lập, WSE chịu sự giám sát của PESC. Lụât và các quy định áp dụng cho các hoạt động của Sở bao gồm: Luật các công ty thương mại 2000, Luật Giao dịch chứng khoán đại chúng; Điều lệ hoạt động của WSE; Quy định của Ban hoà giải ( Exchange Court).
Những loại chứng khoán được giao dịch trên WSE gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán phái sinh. Cổ phiếu được yết gía trên hệ thống giao dịch liên tục hoặc trên hệ thống yết giá đơn với 2 lần yết giá/ ngày. Cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, trái phiếu đều được giao dịch trên hệ thống khớp lệnh liên tục.
Tổ chức giao dịch: giao dịch được phân chia theo hai khu vực: thị trường chính ( Main market) được gọi là PLUS và thị trường thứ hai ( Secondary market) được gọi là PRIM . Sự phân biệt này tuân theo các quy định của EU có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2004 khi Ba Lan chính thức gia nhập EU. Quy định về tổ chức giao dịch, đặt lệnh và xác nhận kết quả giao dịch được quy định trong quy chế của WSE và quy chế giao dịch cụ thể.
Vụ thông tin và phân tích thị trường của PESC có chức năng giám sát hoạt động giao dịch trên WSE. Việc giám sát real- time được thực hiện hàng ngày thông qua hệ thống giám sát kết nối trực tiếp với hệ thống giám sát của WSE. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện giao dịch khả nghi, PESC có quyền yêu cầu công ty môi giới cung cấp thông tin về giao dịch của nhà đầu tư. Đối với giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải có mã giao dịch, qua đó PESC có thể quản lý cả lỗ lãi và vị thế mà nhà đầu tư đang nắm giữ. WSE cung cấp thông tin real time về giao dịch và thông tin sau giao dịch cho PESC.
3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm trong quản lý TTCK của một số nước, chúng ta có thể rút ra bài học sau đây:
Một là, mục tiêu quản lý được các nước xác định rõ ràng và được công bố
trong các văn bản chính thức của UBCK ( Thái Lan quy định mục tiêu quản lý tại Luật Chứng khoán ). Các nước đều đặt mục tiêu trong quản lý TTCK là tạo
thị trường công bằng, minh bạch và hiệu quả. Mục tiêu quản lý cần có sự cân bằng với mục tiêu phát triển, trong đó cơ quan quản lý TTCK không chỉ đóng vai trò người quản lý mà còn đóng vai trò người phát triển thị trường.
Hai là, việc thiết lập cơ quan quản lý ngay từ khi mới hình thành giúp thị
trường phát triển lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư, tránh được những giai đoạn phát triển thăng trầm phải điều chỉnh thị trường. Cơ quan QLNN về TTCK đóng vai trò là người giám sát hoạt động của TTCK thông qua việc duy trì chế độ cấp giấy phép, đăng kí, thực hiện các chương trình kiểm tra, thanh tra và cưỡng chế thực thí pháp luật về TTCK. Tổ chức tự quản được sử dụng hợp lý trong hệ thống quản lý, được pháp luật công nhận và được cơ quan quản lý phân chia nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể trong quản lý TTCK. Tổ chức tự quản giữ vai trò quản lý người hành nghề trên TTCK, quản lý thành viên của mình thông qua các quy chế, quy định, quy tắc nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh. ở Việt Nam hiện nay, vai trò của các tổ chức tự quản còn mờ nhạt. Việc phát huy vai trò của các tổ chức này sẽ là một giải pháp tốt trong việc tăng cường công tác quản lý TTCK.
Ba là, phương thức hay công cụ quản lý được sử dụng là kết hợp giữa giám
sát, thanh tra và thực thi pháp luật, tăng cường kỉ luật thị trường. Cấp phép, thanh tra, giám sát và thực thi luật pháp là các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý TTCK. Pháp luật nhấn mạnh đến các hoạt động công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, đồng thời yêu cầu tăng cường QTCty theo thông lệ tốt nhất. UBCK cần có thẩm quyền áp dụng và cưỡng chế thực thi các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực CK &TTCK. UBCK có quyền tham gia vào các quy trình dân sự,…
Bốn là, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành và giám sát
giao dịch trên SGDCK. Hoạt động giao dịch và giám sát giao dịch tại SGDCK được tự động hoá ngay từ đầu, cùng với việc bắt buộc lưu ký tập trung chứng khoán của công ty đại chúng là những cơ sở rất quan trọng cho viêc tiếp cận thị trường của nhà đầu tư. Điều này giúp cho việc thực hiện thẩm quyền và chức năng giám sát của cơ quan quản lý cũng như mở rộng cung cấp dịch vụ và cung
cấp thông tin của SGDCK ngày càng tốt hơn. SGDCK của Ba Lan cung cấp hệ thống thông tin cho các CtyCK.
Năm là, để quản lý TTCK hiệu quả không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, NHTW, UBCK. Bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý TTCK với các tổ chức tự quản cũng tỏ ra khá phù hợp và phát huy hiệu quả trong lĩnh vực đào tạo, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao uy tín của thị trường.
Sáu là, cùng với việc gia nhập các tổ chức trong khu vực và quốc tế, thì các
hoạt động quản lý TTCK cũng nên chuyển dần theo các quy định của các thông lệ quốc tế này.