Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa (Trang 54 - 61)

II. Thực trạng hoạt động nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội

2Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty

Hơn 10 năm qua nhờ thực hiện đ−ờng lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà N−ớc, ngành dệt may đã không ngừng phát triển cả về qui mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, diện mặt hàng, chất l−ợng sản phẩm.Từ

Nguyễn Thị Hạnh 55 QTKDQT41A

chổ các doanh nghiệp dệt may chỉ lo sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong n−ớc và thực hiện một phần theo nghị định th− th−ơng mại với Liên Xô cũ và các n−ớc Đông Âu trên cơ sở kế hoạch Nhà N−ớc; đến nay sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam đã thoả mãn một phần nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị tr−ờng khó tính trên thế giới nh− EU, Nhật Bản, Mỹ,Canada và các thị tr−ờng khác .

Hiện nay cả n−ớc đã có gần 500 đơn vị tham gia xuất khẩu hàng dệt may nên ở trong n−ớc công ty đã gặp phải sự cạnh tranh khá gay gắt. Về dệt có các đối thủ nh− dệt Nam Định, dệt Vĩnh Phú, dệt 8/3, dệt Huế, dệt Đà Nẵng, dệt Nha Trang, dệt Thắng Lợi, dệt Thành Công , dệt Thái Tuấn dệt Thăng Long và dệt Đông Xuân. Về may có các công ty nh− may Thăng Long, may 10, may 20, may 19/5, may Sông Hồng....Nhìn chung các công ty này cạnh tranh về mẫu mã, màu sắc, giá cả đồng thời cạnh tranh trong cả cung cách bán và phục vụ khách hàng. Trong 3 năm trở lại đây trong số Top 10 của hàng Việt Nam chất l−ợng cao đều có tên sản phẩm của công ty dệt may Hà Nội. Tuy nhiên sản phẩm của công ty vẫn ch−a khẳng định đ−ợc vị trí Top 3. Chính vì thế mà hơn bao giờ hết công ty vẫn phải thu thập thông tin về thị tr−ờng bằng mọi ph−ơng tiện. Có thể từ thông sơ cấp nh− qua các hội chợ, từ nhân viên bán hàng tại các đại lý, từ phỏng vấn hoặc từ thông tin thứ cấp nh− đài, báo, tivi cũng nh− trên ph−ơng tiện công nghệ thông tin .

Có thể đánh giá sức cạnh tranh của công ty với các đối thủ trong ngành thông qua rất nhiều thông số và nhiều tỉ lệ, nh−ng các đánh giá phổ biến nhất là tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) hoặc tỷ xuất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Bảng sau sẽ phân tích khả năng cạnh tranh giữa một số công ty dệt may thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam.

Bảng8: Các thông số so sánh khả năng cạnh tranh của một số công ty thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam (năm 2002)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguyễn Thị Hạnh 56 QTKDQT41A

ty thu nhuận Đ CSH Trên

DT Trên Trên CP Trên TS Trên vốn May Chiến Thắng 82.76 1.8786 5 46.6 64 11.985 80.881 35 0.0227 0.0232 0.040 25 0.1567 5 May Việt Tiến 505 26.512 5 140 83.346 478.48 75 0.0525 0.0554 0.189 4 0.3181 May M−ời 169.82 5.2305 92 32.692 164.57 95 0.0308 0.0318 0.056 85 0.16 May Nhà Bè 152.18 4 9.344 74 42.2 142.84 0.0614 0.0654 0.126 27 0.2214 2 May Đức Giang 122.75 5.3609 60.8 13.911 117.38 91 0.0437 0.0456 6 0.088 17 0.3857 5 Dệt may Hà Nội 670.49 2 23 224. 18 159.6 647.49 6 0.0343 0.0355 2 0.102 596 0.1441

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty dệt may Việt Nam 2002)

Nh− vậy nếu so sánh sức cạnh tranh hàng hoá của công ty với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng ngành theo thông số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh hơn sản phẩm của công ty may Chiến Thắng và công ty may M−ời, tuy nhiên sản phẩm của công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đối với sản phẩm của công ty may Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè và công ty may Đức Giang mặc dù các công ty này có quy mô nhỏ hơn công ty dệt may Hà Nội. Vì vậy công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm nâng cao tỷ xuất lợi nhuận. Các thông số trên nhằm phản ánh tính hiệu quả của công ty trong các sử dụng và điều tiết vốn, chi phí tài sản cố định: khi một đồng vốn (chi phí, hao mòn tài sản cố định) bỏ ra thu về nhiều lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu sẽ cao hơn, chứng tỏ tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn đó. Hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn và điều tiết các yếu tố đầu vào phụ thuộc vào nhiều nhân tố và đ−ợc quyết định

Nguyễn Thị Hạnh 57 QTKDQT41A

bằng khả năng sắp xếp, quản lý, điều hành công việc một cách logíc và hợp lý, nói cách khác là phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của mỗi công ty.

Theo kết quả thống kê ở bảng 5, lợi thế cạnh tranh của các công ty là t−ơng đối khác nhau. Chẳng hạn công ty dệt may Hà Nội là công ty có doanh thu lớn nhất nh−ng lại ch−a thực sự có hiệu quả trong sử dụng vốn và tiết kiệm chi phí; trong khi công ty may Nhà Bè lại có lợi thế hơn hẳn trong tiết kiệm chi phí, công ty may Đức Giang lại có lợi thế trong khả năng điều tiết và sử dụng vốn đầu t−. Từ bảng số liệu ta thấy công ty may Việt tiến là một trong những công ty có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và trên nguồn vốn là cao chứng tỏ tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và khả năng tổ chức sắp xếp các yếu tố đầu vào, nguồn nhân lực, khai thác tốt nhất công xuất hoạt động của máy móc thiết bị và đây là yếu tố có thể giảm chi phí giá thành của sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Chính vì vậy mà doanh thu của công may Việt tiến thấp hơn doanh thu của công ty dệt may Hà Nội tuy nhiên mức tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu của công ty may Việt tiến lại cao hơn công ty dệt may Hà Nội. Ta tiếp tục so sánh sức cạnh tranh của công ty dệt may Hà nội với công ty may Chiến Thắng và công ty may M−ời nhận thấy rằng tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí của công ty là cao hơn chứng tỏ công ty đã có những −u thế hơn hẳn trong việc điều tiết các yếu tố chi phí, giảm chi phí trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm tạo ra mức lợi nhuận cao và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi xem xét bảng số liệu ta nhận thấy việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là ch−a hiệu quả, mặc dù công ty may Chiến Thắng có nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản cố định thấp hơn công ty dệt may Hà Nội nh−ng hiệu quả sử dụng lại cao hơn. Điều này chứng tỏ công ty dệt may Hà Nội chứa dụng tối đa những lợi thế cạnh tranh sẵn có của mình nhiều khi gây thất thoát, láng phí và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí của công ty thấp.

Nh− vậy, không hẳn một doanh nghiệp có doanh thu lớn, hay có lợi nhuận lớn thì đã có nghĩa doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp

Nguyễn Thị Hạnh 58 QTKDQT41A

khác cùng ngành. Điều quan trọng là khả năng kết hợp các nguồn lực sẵn có và các nguồn lực mới trong doanh nghiệp. Nh−ng để có đ−ợc những lợi thế nhất định, công ty dệt may Hà Nội cần phải nỗ lực nhiều hơn trong khâu quản lý, khai thác và kết hợp nguồn lực để sức cạnh tranh của sản phẩm – thể hiện qua tính hiệu quả trong sản xuất đ−ợc cao hơn.

Ngoài ra công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty xuất khẩu dệt may của các n−ớc khác trên thế giới trong đó phải kể đến những sản phẩm dệt may đ−ợc xuất đi từ Trung Quốc, Malaysia, Băngladesh, mà mạnh nhất là Trung Quốc. Các sản phẩm cạnh tranh từ Trung Quốc đã tác động tới giá bán của công ty điển hình năm 2000 và 2001 công ty đã mất 2 khách hàng lớn mua khăn và sản phẩm may đã chuyển sang Trung Quốc vì có giá cạnh tranh hơn. . Do vậy công ty cần có chiến l−ợc tiếp thị có hiệu quả để duy trì các khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới .

Nếu xét về mặt chất l−ợng, hàng dệt may của công ty có bất lợi đó là máy móc thiết bị ngành dệt may của công ty chủ yếu nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh của mình nh−: ý, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc..., còn các nguyên liệu chính là các loại sợi, vải.. cũng đ−ợc nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh khác nh−: Thái Lan, Indonesia, Malasia, Trung Quốc...Thêm vào đó , các n−ớc này lại phát triển tr−ớc Việt Nam từ 15 – 20 năm, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hơn, cho nên hàng dệt may của các n−ớc này có chất l−ợng cao hơn hàng dệt may công ty là một điều chắc chắn.

Nếu xét về mặt giá cả, tr−ớc đây chúng ta th−ờng tự hào rằng hàng dệt may của công ty nói riêng và của toàn ngành dệt may nói chung có khả năng cạnh tranh về giá cả do giá nhân công của ta thấp nh−ng gần đây điều này không còn đúng nữa vì giá nhân công của Trung Quốc còn thấp hơn của ta, hơn nữa ta còn phải chịu chi phí cao vì phải nhập nguyên liệu và máy móc. Nh− vậy, giá của ta chỉ có thể cạnh tranh đ−ợc với giá của Thái Lan, Indonesia, Malasia, Hàn Quốc, Hồng Kông. Tuy nhiên, sức cạnh tranh này cũng đang giảm dần vì sự sụt giá của đồng tiền của các n−ớc này so với đồng đoola Mỹ trong khi đồng Việt

Nguyễn Thị Hạnh 59 QTKDQT41A

Nam lại giảm rất ít. Còn so với Trung Quốc giá hàng dệt may của ta không thể cạnh tranh đ−ợc. Giá hàng của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 80% so với giá hàng t−ơng ứng của Việt Nam. Ưu thế này do: giá nhân công thấp, giá nguyên liệu đầu vào thấp (hầu hết sản xuất tại Trung Quốc), thiết bị sản xuất đ−ợc lựa chọn tối −u, các doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý kỹ thuật và sản xuất..

Điểm hạn chế của công ty chính là ở chỗ công ty ch−a khẳng định đuợc mình qua nhãn hiệu hàng hoá danh tiếng hay nghệ thuật marketing. Không đựoc nh− các công ty may mặc khác trên thế giới, nhãn hiệu của dệt may Hà Nội ch−a bao giờ đuợc gắn trên sản phẩm mà mình sản xuất. Các khách hàng thuê công ty gia công là lực l−ợng tiêu thụ chính và cũng là ng−ời có quyền gắn nhãn hiệu nên sản phẩm, đối với các sản phẩm bán theo giá FOB cũng ch−a có ngoại lệ. Đây là một bất lợi rất lớn của công ty vì công ty không thể tự quảng cáo mình trên thị tr−ờng thế giới. Nh− vậy, so với các đối thủ cạnh tranh trên các thị truờng có khả năng thanh toán cao thì công ty có sức cạnh tranh yếu, vì trên thị tr−ờng này yếu tố chất l−ợng và nhãn mác sản phẩm đ−ớc chú ý hơn là giá cả.

Ngoài ra hàng dệt may của Việt Nam còn ch−a cạnh tranh đ−ợc với hàng dệt may của Trung Quốc, Hàn Quốc Hông Kông, Thái Lan...còn do hoạt động Marketing của ta còn ch−a hiệu quả, chẳng hạn nh− ở Trung Quốc do truyền thống của một dân tộc giỏi buôn bán nên đã đ−a hàng dệt may của Trung Quốc đi khắp thế giới. Ta còn ch−a hình thành đ−ợc các trung tâm thiết và sản xuất hàng thời trang nổi tiếng, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều trung tâm nổi tiếng (Quảng Châu, Th−ợng Hải, Hàng Châu,...) có sức thu hút khách hanngf trên toàn thế giới.

Bên cạnh những khó khăn còn có những thuận lợi nhất định trên thị tr−ờng thế giới :

- Là một công ty xuất khẩu hàng dệt may có uy tín với thời gian tham gia vào xuất khẩu 20 năm nay .

- Công ty đã đ−ợc nhận chứng chỉ ISO 9002. Đây là một b−ớc tiến của công ty, nó nâng cao uy tín, khả năng xuất khẩu của công ty trên thị tr−ờng quốc tế.

Nguyễn Thị Hạnh 60 QTKDQT41A

- Thuế nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam là 50% nên khi giảm thuế nhập khẩu thì áp lực cạnh tranh tuy tăng song có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Trên ph−ơng diện xem xét về cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may trong th−ơng mại quốc tế, thì ATC (Hiệp định về hàng dệt may) cũng đang bộc lộ những ảnh h−ởng của nó đến cục diện cạnh tranh giữa các n−ớc và các khối n−ớc. Trong đó lợi thế cạnh tranh th−ơng mại hàng dệt may thế giới không hoàn toàn thuộc về một n−ớc hay nhóm n−ớc nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội xuất khẩu sẽ gia tăng cho tất cả các n−ớc. Trong khi Bắc Mỹ và EU vẫn là thị tr−ờng nhập khẩu lớn của thế giới thì chính các n−ớc xuất khẩu khác cũng sẽ là một thị nhập khẩu rộng lớn. Đồng nghĩa với điều đó cạnh tranh xuất khẩu giữa các n−ớc ngày càng mở rộng, quyết liệt hơn và sẽ đi đến khai thác triệt để hơn các lợi thế tạo thành sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Nói cách khác, sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu sẽ có xu h−ớng trở lại gần hơn với sức cạnh tranh thực của nó.

Các n−ớc phát triển sẽ bị giảm sức cạnh tranh đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp do giá lao động trong n−ớc ngày càng tăng. Tuy nhiên các n−ớc này sẽ khai thác khả năng cạnh tranh dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động tạo ra sản phẩm chất l−ợng cao nhờ lợi thế phát triển đi tr−ớc của công nghệ sản xuất, trình độ am hiểu, khám phá thị tr−ờng và thiết kế mẫu.

Các n−ớc đang phát triển, đặc biệt là các n−ớc xuất khẩu mới (ở Nam á, ASEAN và Trung Quốc) sẽ tiếp tục khai thác khả năng cạnh tranh dựa trên lợi thế về nguồn nhân công rẻ, dồi dào. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu có sức cạnh tranh cao của các n−ớc này là: sản phẩm dệt chất l−ợng thấp và trung bình, sợi tự nhiên đặc biệt là sợi bông; trang phục thông th−ờng, đặc biệt là bảo hộ lao động; các sản phẩm sử dụng chất liệu tự nhiên ...

Việt Nam là một trong những n−ớc đang phát triển để có thể cạnh tranh đ−ợc với các n−ớc đang phát triển thì bên cạnh lợi thế về nguồn nhân công rẻ dồi dào

Nguyễn Thị Hạnh 61 QTKDQT41A

các công ty dệt may Việt Nam nói chung và công ty dệt may Hà Nội nói riêng cần áp dụng những công nghệ tiên tiến trong sản xuất học hỏi kinh nghiệm các doanh nghiệp thành công trên thế giới , nâng cao công tác tiếp thị....nhằm tạo ra các sản phẩm chất l−ợng cao và đ−a chúng thâm nhập vào thị tr−ờng các n−ớc phát triển.

Nh− vậy cục diện cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may trong xu thế tự do hoá th−ơng mại phát triển theo cả chiều rộng (cạnh tranh giữa các quốc gia) và theo chiều sâu (cạnh tranh theo mặt hàng, nhóm hàng....) . Cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may không chỉ cạnh tranh giữa các n−ớc xuất khẩu với nhau trên thị tr−ờng nhập khẩu, mà n−ớc xuất khẩu này phải đối mặt với sự cạnh tranh của các n−ớc xuất khẩu khác ở ngay chính thị tr−ờng nội địa.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa (Trang 54 - 61)