Đa dạng hoá mặt hàng và thị tr−ờng

Một phần của tài liệu Kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty Dệt May Việt Nam giai đoạn 1995-1998 (Trang 70 - 74)

- Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận khác

1. Đa dạng hoá mặt hàng và thị tr−ờng

1.1. Mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu hàng hoá.

Trong nền kinh tế hàng hoá, thị tr−ờng có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu, khách hàng của hàng xuất khẩu còn làm tăng tính cạnh tranh của khách hàng, tăng khả năng lựa chọn của doanh nghiệp, từ đó tăng đ−ợc hiệu quả của hoạt động xuất khẩụ Bởi vì, mở rộng thị tr−ờng, khách hàng, tức là tăng cầu, mà cầu tăng sẽ kéo theo cung tăng lên và giá cũng tăng lên.

toán áp đặt một nhu cầu để bố trí sản xuất, mà cần nắm bắt đ−ợc diễn biến của thị tr−ờng đểt phát triển sản xuất theo qui luật khách quan của nó. Ph−ơng châm của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam là: H−ớng ra xuất khẩu và coi trọng thị tr−ờng nội địa-nên phải hoà mình vào thị tr−ờng may mặc thế giới và khu vực để đặt ra mục tiêu chiến l−ợc phát triển và khi hiệp định AFTA có hiệu lực thì hàng may mặc vẫn đủ sức cạnh tranh ngay tại thị tr−ờng trong n−ớc và có sức v−ơn lên hơn nữạ

Do đó, phát triển thị tr−ờng may mặc thực sự là một yêu cầu cấp thiết hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này Tổng Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là: Uy tín sản phẩm.

Việc tạo đ−ợc uy tín cho một loại sản phẩm tiêu thụ trên thị tr−ờng quốc tế là cực kỳ khó khăn. Nó bao gồm từ mẫu mã, chủng loại, kiểu cách đến chất l−ợng sản phẩm.

Đối với Tổng Công ty Dệt-May, hiện tại việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm đ−ợc thực hiện d−ới hai hình thức: gia công xuất khẩu và mua nguyên liệu bán sản phẩm. Việc xuất khẩu theo hình thức gia công đã góp phần quan trọng vào giải quyết công ăn việc làm cho ng−ời lao động, song hiệu quả thấp. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các n−ớc đều phải trải qua hình thức nàỵ Đây cũng là cơ hội để Tổng Công ty tập d−ợt, làm quen với cách thức làm ăn trên thị tr−ờng quốc tế, từ việc tiếp nhận nguyên phụ liệu gia công sản xuất đến tiến độ giao hàng ... để tiến đến hình thức xuất khẩu sản phẩm cao hơn: mua nguyên liệu, bán sản phẩm.

Để đạt đ−ợc việc xuất khẩu sản phẩm theo hình thức này, Tổng Công ty cần phải huy động một lực l−ợng tổng lực từ điều tra nhu cầu thị tr−ờng n−ớc ngoài để tạo ra các mẫu mốt ăn khách, hợp thị hiếu, đến tổ chức sản xuất đúng với tiến độ tiêu dùng của thị tr−ờng mà sản phẩm cần tớị Làm đ−ợc điều này, ngoài việc giải quyết lao động nh− hình thức trên, nó còn gòp phần thúc đẩy bản thân ngành Dệt (cung cấp các loại vải cho may mặc) và nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Đồng thời hiệu quả về thu ngoại tệ cũng tăng lên nhiềụ

Hai là: Quan hệ với các nhà phân phối lớn, có uy tín để lợi dụng uy tín

của họ nâng uy tín hàng may mặc Việt Nam, đồng thời đ−a hàng xuất khẩu Việt Nam vào các kênh tiêu thụ hợp lý (trên cơ sở kinh nghiệm từ kiến thức của nhà phân phối ) qua đó xâm nhập và chiếm lĩnh đ−ợc thị tr−ờng.

Ba là: Đặt những đại diện, các cửa hàng chào bán các sản phẩm may mặc

của Tổng Công ty tại các thị tr−ờng lớn ở n−ớc ngoàị Lập kho hàng ở các cảng lớn để giao nhận hàng kịp thờị

Bốn là: Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp n−ớc ngoài hoặc Việt

kiều để làm cơ sở đẩy mạnh hàng xuất khẩu may mặc ra thị tr−ờng thế giớị Một điều đáng chú ý ở đây là tiềm năng của Việt kiều và ng−ời Việt Nam định c− ở n−ớc ngoài: có nhiều ng−ời là các ông chủ lớn với các doanh nghiệp sở tại, nh− ở Nga và một số n−ớc Trung Đông. Đây là một thị tr−ờng không nhỏ cho hàng may mặc của Tổng Công tỵ

Năm là: Đẩy mạnh hoạt động mốt, đào tạo đội ngũ tiếp thị, tăng c−ờng

các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền nhằm bán tr−ớc sản phẩm. Các hoạt động dịch vụ tr−ớc, trong và sau khi bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho ng−ời mua nhằm thắng đ−ợc đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị tr−ờng. Sớm hoà nhập vào thị tr−ờng quốc tế và khu vực bằng đầu t− phát triển và tổ chức lại hoạt động xuất khẩu hàng may mặc theo cơ chế thị tr−ờng, theo hệ thống quản lý chất l−ợng quốc tế ISO 9000, bằng tiếp thị, hội thảo, hội trợ, triển lãm, gia nhập các hiệp hội Dệt-May quốc tế và khu vực, giao l−u với thời trang thế giớị

Để hỗ trợ đảm bảo cho hoạt động trên đem lại kết quả mong muốn thì tr−ớc tiên doanh nghiệp phải tự bảo đảm đ−ợc chất l−ợng, qui cách chủng loại của sản phẩm, phù hợp với "th−ợng đế ngoại".

Một thị tr−ờng vừa hé mở nh−ng rất có triển vọng đối với Tổng Công ty đó là thị tr−ờng Mỹ và đằng sau đó là khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA: Mỹ-Canada-Mehico). Trong ba năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty sang Mỹ không ngừng tăng lên. Tuy hiện tại giá trị xuất khẩu có nhỏ hơn EU, song đây là một thị tr−ờng rất hấp dẫn nếu biết khai thác sẽ đem lại hiệu quả caọ Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần chú trọng

hơn nữa tới một số thị truờng truyền thống nh− Nhật Bản, SNG và một số n−ớc Đông Âụ..

Tăng c−ờng tìm kiếm các thị tr−ờng không hạn ngạch và có chính sách sản phẩm đối với từng thị tr−ờng. Việc đề ra chính sách sản phẩm đúng đắn đối với từng thị tr−ờng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm, đến chi phí, giá thành và lợi nhuận của Tổng Công tỵ

Chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ làm tăng khả năng xâm nhập, chiếm lĩnh thị tr−ờng và tăng lợi nhuận của Tổng Công tỵ

1.2. Mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và giảm chi phí.

Dễ thấy rằng việc mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu sẽ không có ý nghĩa nếu nh− không tăng năng lực sản xuất trong n−ớc. Vì theo một nguyên lý trong kinh doanh th−ơng mại là nếu nh− khi khách hàng tới mà không có hàng cho khách thì ta sẽ mất khách vĩnh viễn. Đây là hai mặt của một vấn đề: nếu nh− không có đủ hàng hoá để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì sẽ không cần và không thể mở rộng đ−ợc thị tr−ờng xuất khẩu, cho nên mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu phải gắn với việc tăng năng lực sản xuất trong n−ớc, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải giảm đ−ợc chi phí của hàng xuất khẩụ

Hơn nữa, sản xuất và xuất khẩu ở n−ớc ta còn mang tính chất manh mún cho nên phải chấp nhận giá thị tr−ờng quốc tế. Trong điều kiện đó, để tăng kim ngạch xuất khẩu yêu cầu tr−ớc tiên là phải tăng đ−ợc l−ợng hàng xuất khẩu, tức là phải tăng năng lực sản xuất, có nh− vậy Tổng Công ty mới có thể v−ơn lên chiếm lĩnh, chi phối một thị tr−ờng nào đó.

Tóm lại, tăng năng lực, giảm chi phí sản xuất và xuất khẩu là điều không thể thiếu đ−ợc khi muốn mở rộng thị tr−ờng, tăng kim ngạch xuất khẩụ Để làm đ−ợc điều này, Tổng Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:

*. Chuyển từ hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm.

Hình thức xuất khẩu này có hiệu quả hơn từ 4-5 lần. Chẳng hạn, tính theo đơn vị qui chuẩn áo sơ mi thì với 840 triệu sản phẩm xuất khẩu theo hình thức gia công sẽ thu khoảng 600 triệu USD, còn theo giá bán 3.4 USD/1SP thì kim

ngạch xuất khẩu sẽ là 3 tỷ USD, tức là tăng 5 lần. Chú ý rằng, để chuyển đổi hình thức này đòi hỏi ng−ời quản lý phải am hiểu, tránh tình trạng mua nguyên liệu lúc đắt bán thành phẩm lúc rẻ.

Một phần của tài liệu Kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty Dệt May Việt Nam giai đoạn 1995-1998 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)