Những quy định về hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa tại Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long (Trang 36 - 40)

HÓA TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THĂNG LONG

2.3.1.Những quy định về hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa tại Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long

hiểm Bưu điện Thăng Long

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện có quy định cụ thể về vấn đề phân cấp trong khai thác bảo hiểm hàng hóa. Căn cứ vào khả năng và kinh nghiệm khai thác bảo hiểm hàng hoá của cấp dưới tại các phòng, ban Giám đốc công ty có thể phân cấp cho Phó Giám đốc hoặc Trưởng/Phó các Phòng kinh doanh của công ty trong phạm vi mức phân cấp khai thác của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Công ty, Hội đồng quản trị và pháp luật về các quyết định của mình. Các cá nhân, đơn vị lạm dụng “Phân cấp khai thác bảo hiểm hàng hóa” gây thiệt hại cho Công ty và khách hàng phải chịu trách nhiệm trước Công ty, Hội đồng quản trị và pháp luật đồng thời phải bồi hoàn thiệt hại.

2.3.1.1. Phân nhóm Chi nhánh

Bảng 3 : Phân nhóm theo chi nhánh

STT Phân nhóm Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa (X) (triệu đồng)

1 Chi nhánh nhóm A X ≥ 3.000

2 Chi nhánh nhóm B 100 ≤ x < 3.000

3 Chi nhánh nhóm C X < 100

(Nguồn BHBĐ Thăng Long)

2.3.1.2. Mức phân cấp

- Phân cấp về Quy tắc, điều kiện và điều khoản bảo hiểm

Tổng công ty áp dụng mức phân cấp chung về điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho tất cả các công ty con, cụ thể như sau:

Các công ty con được phân cấp chủ động áp dụng các Quy tắc bảo hiểm hàng hoá mà Tổng công ty đã đăng ký với Bộ Tài chính (Theo Phụ lục số 01 đính kèm). Tuyệt đối không được mở rộng để bảo hiểm cho các rủi ro sau:

Các rủi ro mang tính hậu quả và các rủi ro về tài chính (Contingency & financial risks);

Các rủi ro do bị tịch thu/bắt giữ (Confiscation risks);

Các đơn bảo hiểm cấp trên cơ sở Tổn thất đầu tiên (First Loss); Các đơn bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of loss policies); Đơn bảo hiểm áp dụng điều khoản Stock through put;

*Đối với hợp đồng bảo hiểm hàng hoá không bao gồm rủi ro chiến tranh đình công, các loại trừ cần áp dụng bao gồm:

Điều khoản rủi ro về ô nhiễm phóng xạ, vũ khí hóa học, sinh hóa, vũ khí điện từ - Điều khoản 370 - 10.11.2003 (Institute Radioactive Contamination, Chemical, Biochemical & Electromagnetic weapon Exclusion Clause)

Điều khoản loại trừ rủi ro máy tính - Điều khoản 380 – 10.11.2003 (Institute Cyber Attach Exclusion Clause)

Điều khoản rủi ro Công nghệ thông tin 16.11.2001 XL 2001/2003 (Information Technology Hazards Clause)

Điều khoản loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân - Nuclear Energy Risks Exclusion Clause – Marine (1989)

Điều khoản rủi ro ô nhiễm, nhiễm bẩn (Seapage and Pollution Exclusion) nếu hàng hoá là hàng xăng dầu, hoá chất.

*Đối với hợp đồng bảo hiểm có bao gồm rủi ro chiến tranh đình công,

các loại trừ cần áp dụng bao gồm:

Điều khoản rủi ro về ô nhiễm phóng xạ, vũ khí hóa học, sinh hóa, vũ khí điện từ - Điều khoản 370 - 10.11.2003 (Institute Radioactive Contamination, Chemical, Biochemical & Electromagnetic weapon Exclusion Clause)

Điều khoản loại trừ rủi ro máy tính - Điều khoản 380 – 10.11.2003 (Institute Cyber Attach Exclusion Clause)

Điều khoản rủi ro Công nghệ thông tin 16.11.2001 XL 2001/2003 (Information Technology Hazards Clause)

Điều khoản loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân - Nuclear Energy Risks Exclusion Clause – Marine (1989)

Điều khoản rủi ro ô nhiễm, nhiễm bẩn (Seapage and Pollution Exclusion) nếu hàng hoá là hàng xăng dầu, hoá chất.

Điều khoản hủy bỏ rủi ro chiến tranh - Điều 271 (Institute War Cancellation – Cargo)

Điều khoản tự động hủy bỏ - thông báo số 86 của ủy ban định phí chiến tranh Luân Đôn (Automatic Cancelation Clause) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều khoản chấm dứt thời hạn bảo hiểm (rủi ro đình công) – Cargo Termination of Transit Clause (Terrorism).

Tất cả mọi trường hợp áp dụng điều khoản bảo hiểm chính hoặc thêm điều khoản sửa đổi bổ sung nào khác với quy định nêu trên đều phải xin ý kiến Tổng công ty trước khi áp dụng.

- Phân cấp về số tiền bảo hiểm

Bảng 4: Phân cấp về số tiền bảo hiểm

TT Tiêu chí Chi nhánh A Chi nhánh B Chi nhánh C

Số tiền bảo hiểm (SI) ≤USD 3.000.000 (≈48 tỷ đồng) ≤USD 3.000.000 (≈48 tỷ đồng) ≤USD 1.000.000 (≈16 tỷ đồng)

(Nguồn BHBĐ Thăng Long)

- Phân cấp về đối tượng bảo hiểm

*Đối với các Chi nhánh nhóm A và B: được phép khai thác tất cả các mặt hàng loại trừ các mặt hàng sau: Động vật sống (mã hàng 010100); Bột cá (mã hàng 010205); Cây sống (mã hàng 020100); Thuốc nổ, kíp nổ (mã hàng 060400); Tàu thuyền (mã hàng 140300); Phương tiện bay (mã hàng 140400);

Thiết bị vận tải liên hợp (mã hàng 140500); Chất amiăng (mã hàng 150100);

Các tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập, đồ cổ (mã hàng 170300); Tiền vàng, đá quý, ngọc trai (mã hàng 170400).

*Đối với các Chi nhánh nhóm C: được phép khai thác tất cả các mặt hàng loại trừ các mặt hàng sau: Động vật sống (mã hàng 010100); Bột cá (mã hàng 010205); Cây sống (mã hàng 020100); Thuốc nổ, kíp nổ (mã hàng 060400); Tàu thuyền (mã hàng 140300); Phương tiện bay (mã hàng 140400);

Thiết bị vận tải liên hợp (mã hàng 140500); Chất amiăng (mã hàng 150100);

Các tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập, đồ cổ (mã hàng 170300); Tiền vàng, đá quý, ngọc trai (mã hàng 170400);

Nông sản đóng bao hoặc chở rời Phân bón đóng bao hoặc chở rời

Thức ăn gia súc đóng bao hoặc chở rời Sắt thép chở rời.

- Phân cấp về phương tiện vận chuyển + Đối với tàu biển

Bảng 5: Phân cấp đối với tàu biển

STT Tiêu chí Chi nhánh nhóm A Chi nhánh nhóm B Chi nhánh nhóm C

Tuổi tàu (T) T <32 năm T <32 năm T < 30 năm

(Nguồn BHBĐ Thăng Long) + Đối với sà lan tự hành, sà lan tàu kéo vận chuyển tuyến quốc tế Bảng 6: Phân cấp về sà lan

nhóm A nhóm B nhóm C

Tuổi sà lan, tàu kéo (T)

T <10 T <10 T < 10

(Nguồn BHBĐ Thăng Long) - Phân cấp về tỉ lệ phí bảo hiểm:

Tổng công ty ban hành Biểu phí tối thiểu theo Phụ lục số 02 đính kèm Phân cấp khai thác này. Các công ty chủ động chào phí trên cơ sở không được thấp hơn Biểu phí tối thiểu.

Tuy nhiên, khi dịch vụ bảo hiểm thuộc diện xét giảm phí trong các trường hợp sau, các chi nhánh có thể giảm phí thấp hơn Biểu phí tối thiểu trên cơ sở các tiêu chí:

*Doanh thu phí bảo hiểm/khách hàng/năm (n-1)

- 100 triệu đồng ≤ Doanh thu < 500 triệu đồng: giảm tối đa 5% - 500 triệu đồng ≤ Doanh thu <1000 triệu đồng: giảm tối đa 10% - Doanh thu ≥ 1000 triệu đồng: giảm tối đa 20%

*Tỉ lệ tổn thất phát sinh (tính trên doanh thu phí bảo hiểm)/khách hàng/năm - Tỉ lệ tổn thất phát sinh năm gần nhất (n-1) = 0: giảm tối đa 10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỉ lệ tổn thất phát sinh trong 02 năm gần nhất = 0: giảm tối đa 15% - Tỉ lệ tổn thất phát sinh ≤ 20% trong năm gần nhất (n-1) : giảm tối đa 5%

- Tỉ lệ tổn thất phát sinh ≤ 20% trong 02 năm gần nhất : giảm tối đa 10%

*Trong trường hợp cạnh tranh với các Công ty bảo hiểm khác và/ hoặc khách hàng tham gia cùng một lúc nhiều loại hình bảo hiểm tại Công ty: giảm tối đa 10%

Tất cả các trường hợp giảm thấp hơn Biểu phí tối thiểu nói trên, Giám đốc các công ty đều phải yêu cầu các phòng khai thác trực thuộc lưu Bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu và số liệu chứng minh cho từng trường hợp giảm phí.

Giám đốc Chi nhánh hoàn toàn chịu trách nhiệm khi Công ty thanh kiểm tra và phát hiện các trường hợp giảm phí không đúng quy định.

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long (Trang 36 - 40)