Khi khai thác bảo hiểm hàng hóa cần phải xem xét tới vấn đề phân cấp trong khai thác. Tức là có các chỉ tiêu nhằm phân cấp khai thác đối với các cấp quản lý trong cùng một công ty, hay trong cùng một hệ thống. Có thể phân cấp về số tiền bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm,…
Đối với nghiệp vụ khai thác bảo hiểm hàng hóa thì để ký kết hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm cần có một số thông tin như hợp đồng mua bán của hàng hóa, số vận đơn, L/C đối với các hợp đồng ngoại…
Đối với các nghiệp vụ khác thì thường khi ký kết hợp đồng thì cũng đã quy định cụ thể số tiền bảo hiểm trong hợp đồng, nhưng đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa trong một số trường hợp khi ký kết hợp đồng chưa biết được chính xác số tiền bảo hiểm, hay hành trình, ngày khởi hành… Thường thì các nghiệp vụ bảo hiểm khác thì bảo hiểm thời hạn bảo hiểm là >= 1 năm kể từ ngày ký, nhưng đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thì thời hạn bảo hiểm chỉ phát sinh khi bên người bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm cho chuyến hàng đó và kết thúc tại địa điểm ghi trên hợp đồng, có thể là 1 ngày, cũng có thể là vài ngày.
Trong qua trình khai thác bảo hiểm hàng hóa nếu có phát sinh yêu cầu bảo hiểm thì trong trường hợp nếu hàng hóa được vận chuyển bằng tàu thì ngoài những thông tin về hàng hóa thì cần có những thông tin về tàu như tuổi của tàu, cờ tàu, xếp hạng tàu,…
Khách hàng có thể lựa chọn ký kết hợp đồng theo một trong ba hình thức đó là ký kết hợp đồng bao, đơn bảo hiểm bao, đơn bảo hiểm chuyến.
Trong bảo hiểm hàng hóa khách hàng cũng có thể mua bảo hiểm với số tiền là 110%CIF. Đây là đặ trưng cơ bản của bảo hiểm hàng hóa