Nhà nước đóng vai trò trong kiểm soát và điều tiết hoạt động của nền kinh tế thông qua việc định hướng và đưa ra chính sách, chiến lược phù hợp phát triển ngành bảo hiểm nói chung. Nhờ đó các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam có thêm sự hỗ trợ để phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong các cơ chế chính sách Nhà nước ban hành
Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác xây dựng, bổ sung các quy định pháp lí phù hợp với môi trường kinh doanh bảo hiểm hiện nay. Sửa đổi các quy định, thủ tục rườm rà, chồng chéo nhau gây cản trở hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhà nước đứng ra giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua các chỉ tiêu về hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra và xử lí vi phạm.
Trong ngành bảo hiểm việc tố tụng hay xảy ra giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm, kiểm tra tính chính xác của việc giải quyết khiếu nại, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, việc kiện tụng còn xảy ra giữa người bảo hiểm và bên thứ ba, thường là chủ tàu. Vì vậy, tính chính xác của các bản án rất quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. So với luật khác thì Luật bảo hiểm chưa thực sự hoàn chỉnh. Mặc dù sự ra dời của Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời là bước ngoặt quan trọng của ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng nó mới chỉ ở mức điều chỉnh về mặt kinh doanh thành lập và kiểm tra Nhà nước. Việc giải quyết tố tụng trong bảo hiểm vẫn chưa được xét đến. Do đó, Pháp luật cần quy đinh rõ Tòa án nào có thẩm quyền xét xử các vụ kiện trong bảo hiểm, bổ sung Luật tố tụng trong ngành Bảo hiểm.
Các quy định đưa ra phù hợp với các thông lệ, tập quán quốc tế về bảo hiểm – bồi thường hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tạo môi trường thống nhất cho sự canh tranh giữa doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
Bộ tài chính cần xem xét không đánh thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu bị tổn thất (đã làm thủ tục nhập khẩu - thông quan nhưng sau đó mới phát hiện được tổn thất trên đường vận tải quốc tế gây ra). Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp trường hợp tổn thất trên thường từ bỏ hàng, doanh nghiệp bảo hiểm là người thế quyền lô hàng bị tổn thất đó nên lại là người gánh chịu nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT hàng nhập cho cả giá trị lô hàng đã tổn thất.
Việc mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng mở rộng thị phần tại các nước khác. Qua đó doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường bảo hiểm thế giới, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử phát triển của bảo hiểm, học hỏi nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển nói riêng.
- Thường xuyên kiểm soát hoạt động của thị trường
Bộ tài chính cần lưu ý sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm (ví dụ như doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm quá mức để tranh giành khách hàng…) và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và có hình thức xử phạt thích đàng cho những doanh nghiệp có hành vi trên. Như vậy mới có thể giúp thi trường bảo hiểm Việt Nam phát triển một cách vững mạnh và lâu dài.
Tiếp tục hoàn thiện thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho sự phát triển của ngành bảo hiểm và của nền kinh tế. Ngành bảo hiểm có mối quan hệ mật thiết với thị trường chứng khoán. Đa số các nước có ngành bảo hiểm phát triển thì các công ty bảo hiểm đều niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tại VIệt Nam hiện nay số lượng các công ty bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán còn hạn chế, do đó thị trường chứng khoán chưa thực hiện được vai trò kênh huy động vốn của mình.
- Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp chung cho toàn thị trường Bộ tài chính cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin, thực hiện các cuộc điều tra, thống kê về tình hình tổn thất, chất lượng giám định và hiệu quả công tác bồi thường của toàn thị trường bảo hiểm, đặc biệt là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để từ đó đưa ra các khuyến nghị hợp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa. Đồng thời cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển.
- Đào tạo nhân sự chất lượng cao phục vụ ngành bảo hiểm
Nguồn nhân lực hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường ở mức độ trung bình. Chương trình đào tạo tại các trường đại học vẫn chưa bám sát nhu cầu ngành, vẫn còn gánh nặng các môn học về bảo hiểm bắt buộc, trong khi nhu cầu về kiến thức bảo hiểm thương mại lớn hơn rất nhiều. Do đó, việc đào tạo nhân sự cho ngành bảo hiểm vẫn phải được cải cách cơ bản từ các trường đại học. Thông qua Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính cần chỉ đạo các tổ chức đào tạo này chủ động hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành và nội dung giảng dạy phù hợp với nhu cầu của ngành. Việc liên kết đào tạo với các tổ chức đào tạo bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm nước ngoài cũng cần được khuyến khích.
KẾT LUẬN
Hội nhập quốc tế thúc đẩy quan hệ buôn bán, giao thương giữa các quốc gia trên thế giới, hiều này khiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam ngày càng phát triển. Có thể thấy, trong những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Cùng với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển, thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển cũng ngày càng được quan tâm, phát triển hơn. Là một trong những công ty bảo hiểm uy tin tại Việt Nam, PTI cũng luôn quan tâm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này trong những năm gần đây, đặc biệt là trong công tác giám định bồi thường của hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, tạo dựng được niềm tin, uy tín với khách hàng trong lĩnh vực này.
Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty Cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” được thực hiện với mong muốn có thể đưa ra một vài khuyến nghị dựa trên tình hình thực tế tại PTI để góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại công ty và biến nó trở thành một trong những nghiệp vụ mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển toàn diện của công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bảo hiểm thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Lao động
xã hội
3. Tài liệu Đào tạo Bảo hiểm của Công ty cổ phần bảo hiểm PTI 4. Sổ tay nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hải của PTI
5. Bản cáo bạch Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI 6. Báo cáo tài chính của PTI các năm 2007, 2008, 2009, 2010 7. Bộ luật Bảo hiểm hàng hải
8. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội - 2010
NHẬN XÉT
Họ và tên giảng viên hướng dẫn:...
Chức Vụ:...
Nhận xét Khóa luận tốt nghiệp của: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương Lớp: Đ3BH2 Khóa 2007 – 2011 Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Giảng viên hướng dẫn
NHẬN XÉT
Họ và tên người phản biện:...
Chức Vụ:...
Nhận xét Khóa luận tốt nghiệp của: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Phương Lớp: Đ3BH2 Khóa 2007 – 2011 Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010” ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Người phản biện