Tổn thất bộ phận

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010 (Trang 28 - 30)

a. Tổn thất chung

Khi xảy ra tổn thất chung thì việc phân bổ tổn thất chung là một công việc hết sức quan trọng nhằm xác định thiệt hại, bồ thường cho các bên đã thực hiện hành động cứu vãn hành trình đồng thời xác định trách nhiệm của các bên có hàng và quyền lợi được cứu. Phân bổ tổn thất chung gồm 5 bước như sau:

- Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung

Giá trị tổn thất chung = Hy sinh TTC + Chi phí TTC

- Bước 2: xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất chung là giá trị của toàn bộ lô hàng và tàu tại thời điểm xảy ra TTC. Có 2 cách:

Cách 1 = Giá trị tàu và hàng khi rời bến –Tổn thất riêng của tài sản xảy ra trước TTC Cách 2 = Giá trị cứu được của tàu và hàng + Hy sinh tổn thất chung - Bước 3: xác định tỷ lệ phân bổ tổn thất chung

T = Giá trị tổn thất chung x100% Giá trị phân bổ tổn thất chung

- Bước 4: Số tiền góp TTC của các bên

Số tiền đóng góp = Giá trị chịu phân bổ x Tỷ lệ phân bổ TTC TTC của các bên TTC

- Bước 5: Xác định kết quả tài chính

Kết quả tài Hy sinh Chi phí Đóng góp chính của = TTC của + TTC của - TTC của các bên từng bên từng bên từng bên b. Tổn thất riêng

- Trường hợp hàng hóa bị hỏng:

Khi toàn bộ hay một phần hàng hóa được giao cho nơi nhận hàng trong tình trạng bị tổn thất, giá trị phần hàng tổn thất được tình theo công thức:

Giá trị tổn thất = Giá trị phần hàng bị tổn thất x Tỷ lệ % tổn thất Tỷ lệ = Giá thị trường hàng tốt – Giá thị trường hàng tổn thất % tổn thất Giá thị trường hàng tốt

Giá trị thị trường hàng tốt là giá bán buôn tại cảng đến (đã bao gồm cả cước phí, giá trị hàng hóa, phí dỡ hàng, thuế nhập khẩu…); giá trị thị trường hàng tổn thất là giá ước tính hay thu nhập trên cùng một cơ sở như giá trị thị trường hàng tốt. Tỷ lệ giảm giá phải căn cứ vào giá trị thị trường hàng tốt và giá trị thị trường hàng tổn thất trên cùng một cơ sở, tại cugnf một nơi, cùng một thời điểm và cùng một thị trường, đồng thời phải xem xét tới các phí tổn cần thiết đem lại trạng thái ban đầu như phí tổn để chế biến lại, điều chỉnh bao bì.

Nếu không thỏa thuận được sự giảm giá, có thể tiến hành bán đấu giá hàng tổn thất để xác định sự khác nhau giữa giá hàng tốt và giá hàng bị tổn thất.

- Trường hợp một phần hàng hóa bị tổn thất toàn bộ:

Giá trị tổn thất là một phần của số tiền bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm:

Giá trị tổn thất = Giá trị bảo hiểm x Giá trị hàng tổn thất Toàn bộ lô hàng - Trường hợp hàng hóa bị tổn thất được bán tại cảng dọc đường:

Khi hàng háo bị tổn thất và theo tính toán thì nếu cứ tiếp tục chở hàng tới cảng đích thì không kinh tế và có thể gây thiệt hại cho các hàng hóa khác, thuyền trường có thể cho bán hàng tại cảng dọc đường theo yêu cầu của giám định viên. Khi đó hàng được coi như là một phần hàng hóa bị tổn thất toàn bộ.

Giá trị tổn thất = Giá trị bảo hiểm x Giá trị hàng tổn thất - số tiền bán Toàn bộ lô hàng hàng tổn thất

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010 (Trang 28 - 30)