II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI PHÒNG BẢO HIỂM ĐỐNG ĐA
4. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ
Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu của nghiệp vụ phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh của nghiệp vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác có liên quan.
Do phòng bảo hiểm Đống Đa không được hạch toán độc lập mà phụ thuộc vào công ty Bảo Việt Hà Nội nên doanh thu nghiệp vụ của phòng chính là doanh thu phí bảo hiểm chứ không có các khoản thu khác.
Lợi nhuận của nghiệp vụ được tính trên cơ sở doanh thu và chi phí của nghiệp vụ:
Lợi nhuận nghiệp vụ = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Trong đó:
Đối với tất cả các văn phòng bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội kể từ năm 2002 trở về trước tổng chi nghiệp vụ chỉ gồm: chi bồi thường, chi hoa hồng, chi quản lý còn chi đề phòng hạn chế tổn thất không hạch toán riêng mà tính gộp vào chi quản lý vì nó quá nhỏ, năm 2003 công ty quyết định cho phép các phòng hạch toán riêng khoản chi này nhằm tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất giảm bớt gánh nặng cho công ty. Riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô mà phòng bảo hiểm Đống Đa đang triển khai thì khoản chi đề phòng hạn chế tổn thất được trích 0,5% so với tổng thu nghiệp vụ.
Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí của nghiệp vụ. Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả kinh doanh được phản ánh bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu hiệu quả biểu thị một mặt một yếu tố hay một loại chi phí nào đó trong quá trình sử dụng.
Các chỉ tiêu hiệu quả được đề cập tới trong bài viết gồm: Hd = DT/TC
He = LN/TC Trong đó:
Hd: Hiệu quả theo doanh thu He: Hiệu quả theo lợi nhuận DT: Tổng thu nghiệp vụ TC: Tổng chi nghiệp vụ LN: Lợi nhuận nghiệp vụ
( Các ký hiệu trên nhằm phù hợp với ký hiệu trong bảng số liệu và không khác so với ký hiệu trong phần I )
Để tìm hiểu chi tiết về hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại phòng bảo hiểm Đống Đa trước hết ta hãy đi vào nghiên cứu chi phí cho nghiệp vụ tại phòng trong giai đoạn 1999 - 2003 qua bảng 11:
Bảng 11: Chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại phòng bảo hiểm Đống Đa giai đoạn 1999 - 2003
Năm Chỉ tiêu
1999 2000 2001 2002 2003
Tổng chi (trđ) - TC 355,123 527,558 774,928 745,803 953,184 Chi bồi thường (trđ) 285,785 425,734 667,910 628,872 823,903 Tỷ lệ chi bồi thường (%) 80,47 80,70 86,19 84,32 86,44
Chi hoa hồng (trđ) 46,85 68,80 71,25 77,85 80,7 Tỷ lệ HH/TC (%) 13,19 13,04 9,19 10,44 8,47 Chi quản lý (trđ) 22,488 33,024 35,768 39,081 40,511 Tỷ lệ QL/TC (%) 6,33 6,26 4,62 5,24 4,25 Chi ĐPHCTT (trđ) 8,07 Tỷ lệ ĐPHCTT/TC (%) 0,85
(Nguồn: Phòng bảo hiểm Đống Đa)
Theo số liệu bảng 11, tổng chi phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại phòng có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2000 tổng chi nghiệp vụ là 527,558 tr tăng 172,435 tr so với năm 1999, năm 2001 tổng chi tăng cao nhất trong 5 năm với lượng tăng tuyệt đối là 237,606 tr (gần gấp đôi lượng tăng của năm 2000). Thế nhưng đến năm 2002 tổng chi lại giảm đi 19,362 tr chỉ còn 145,802 tr, nguyên nhân là do số tiền bồi thường năm 2001 cao hơn so với năm 2002. Sang năm 2003 tổng chi đạt mức cao nhất là 953,184 tr tăng 207,382 tr so với năm 2002. tổng chi nghiệp vụ tăng là do:
+ Chi bồi thường liên tục tăng và khá cao đặc biệt là hai năm 2001 và 2003. Tỷ lệ chi bồi thường được tính theo công thức:
Tỷ lệ chi bồi thường = Tổng số tiền bồi thường/Tổng chi nghiệp vụ. Năm 2001 tỷ lệ này là 86,19% và năm 2003 là 86,44%.
+ Chi hoa hồng có xu hướng tăng lên năm 1999 con số này mới chỉ là 46,85 tr đ thì đến năm 2003 đã tăng 1,72 lần thành 80,7 tr đ. Với tỷ lệ hoa hồng là 5% so với tổng thu nghiệp vụ , việc tăng chi hoa hồng thể hiện số lượng hợp
đồng do các đại lý khai thác ngày càng tăng lên và chứng tỏ đại lý khai thác của phòng làm việc có hiệu quả góp phần làm tăng doanh thu phí nghiệp vụ.
+ Chi quản lý tăng tương đương với tốc độ tăng chi hoa hồng. Tuy nhiên tỷ lệ QL/TC lại tăng không đều mà biến động thất thường. Năm 1999, tỷ lệ QL/TC là 6,33%, năm 2000 và 2001 tỷ lệ này giảm xuống còn 6,26% và 4,62%, năm 2002 lại tăng lên thành 5,24% và lại tiếp tục giảm vào năm 2003 còn 4,25% mặc dù từ năm 2001 tỷ lệ chi quản lý trên tổng thu nghiệp vụ của phòng được quy định tăng từ 2,4% lên thành 2,51%.
Căn cứ vào chi phí cho nghiệp vụ nói trên ta đi vào phân tích kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ qua bảng 12:
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại phòng bảo hiểm Đống Đa giai đoạn 1999 - 2003
Năm Chỉ tiêu
1999 2000 2001 2002 2003
Tổng thu (trđ) - DT 937 1.376 1.425 1.557 1.614
Tốc độ tăng liên hoàn của tổng thu (%)
- 46,85 3,56 9,26 3,66
Tổng chi (trđ) - TC 355,123 527,558 774,928 745,803 953,184 Tốc độ tăng liên hoàn của
tổng chi (%)
- 48,56 46,89 -3,76 27,81
Lợi nhuận nghiệp vụ (trđ) - LN
581,877 848,442 650,072 811,197 660,816
LN/TC (đ/đ) 1,639 1,608 0,839 1,088 0,693
DT/TC (đ/đ) 2,639 2,608 1,839 2,088 1,693
(Nguồn: Phòng bảo hiểm Đống Đa)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy lợi nhuận nghiệp vụ không đều thậm chí có năm giảm nhiều do đó hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ theo lợi nhuận cũng không đều và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2000 lợi nhuận đạt mức cao nhất là 848,442 tr đ, hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận đạt 1,068 đ/đ
tức 1 đ chi phí chi ra trong năm thu được 1,608 đ lợi nhuận tuy nhiên trong năm 2000 vẫn chưa phải là năm có hiệu quả cao nhất mà là năm 1999 với 1 đ chi phí chi ra trong năm thu được 1,638 đ lợi nhuận. Năm 1999 tổng chi nghiệp vụ thấp hơn nhiều so với các năm khác nên mặc dù tổng thu nghiệp vụ trong năm này thấp nhất nhưng hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ theo lợi nhuận vẫn cao (đạt 1,639 đ/đ). Mặt khác trong năm 1999 số xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất còn thấp (280 chiếc) dẫn đến số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm của phòng cũng chưa nhiều so với các năm khác.
Bước sang năm 2001 hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ lại có phần giảm đi, chỉ còn 0,839 đ/đ tức 1 đ chi phí chi ra chỉ thu được 0,839 đ lợi nhuận. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng chi phí nghiệp vụ và tốc độ tăng thấp nhất trong 5 năm. Cụ thể tốc độ tăng doanh thu trong năm là 3,56% còn tốc độ tăng chi phí là 46,89%.
Năm 2002, nhờ sự cố gắng nỗ lực trong công tác khai thác của toàn thể cán bộ trong phòng, lợi nhuận nghiệp vụ đã tăng lên 161,125 tr đ so với năm 2001 do đó hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ đã tăng lên đáng kể: 1 đ chi phí chi ra trong năm thu được 1,088 đ lợi nhuận tức là tăng 0,249 đ so với năm 2001.
Năm 2003, hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ không tăng thêm thậm chí còn giảm đi nhiều, 1 đ chi phí chi ra trong năm chỉ thu được 0,693 đ lợi nhuận, hiệu quả giảm 0,395 đ/đ so với năm trước. Lý do là tổng thu tăng nhưng lượng tăng thấp (tăng 57 tr đ) trong khi tổng chi lại tăng với lượng tăng gần gấp 4 lần (tăng 207,381 tr đ) làm cho lợi nhuận bị giảm đi tới 150,382 tr đ. Điều này đòi hỏi phòng cần có kế hoạch hợp lý hoá các khoản chi phí, giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất có thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ trong thời gian tới. Bên cạnh đó phòng cũng cần tăng cường công tác khai thác nhằm tăng tổng doanh thu phí nghiệp vụ cao hơn nhiều so với tổng chi để tăng lợi nhuận nghiệp vụ đóng góp vào lợi nhuận chung của cả phòng.