Hệ thống các rào cản thương mại gồm có các rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan, đây là các biện pháp nhằm bảo hộ nền kinh tế trong

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú (Trang 28 - 29)

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Hệ thống các rào cản thương mại gồm có các rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan, đây là các biện pháp nhằm bảo hộ nền kinh tế trong

và rào cản phi thuế quan, đây là các biện pháp nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước của một quốc gia.

Một thực tế thường thấy trong hoạt động thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động này là các rào cản thương mại họ gặp phải khi thâm nhập thị trường quốc gia khác. Mặc dù tổ chức thương mại WTO và các liên kết kinh tế khu vực đã rất tắch cực trong việc làm giảm các rào cản thương mại để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Nhưng không có nghĩa là các nhà kinh doanh quốc tế rất thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế. Mặt khác các rào cản đối với hàng hoá xuất khẩu còn phụ thuộc sản phẩm đó là sản phẩm gì? Có thuộc diện những mặt hàng được ưu đãi thuế hay không? Vì sự chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu thông thýờng với mức thuế ýu đãi là rất lớn. Do vậy các doanh nghiệp luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường vào những thị trường có mức thuế thấp để tăng sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Mà hiện nay đang nổi lên một biện pháp mà chắnh phủ các nước dùng để hạn chế nhập khẩu

hàng hoá vào nước mình đó là các rào cản phi thuế quan. Đây là một hình thức bảo hộ rất tinh sảo, đó là các điều kiện về vệ sinh, các thông số kỹ thuật, Ầ

Một xu hướng nổi lên hiện nay là trên khắp thế giới đã và đang hình thành các liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau. Sự phát triển của liên minh kinh tế có tác động trên hai mặt đến các nhà kinh doanh quốc tế. Một mặt gây khó khăn cho những doanh nghiệp nằm ngoài khối liên minh nhưng mặt khác nó tạo ra một môi trường kinh doanh thuần khiết hơn và hấp dẫn hơn cho mỗi doanh nghiệp. Khi đã thâm nhập được vào thị trường này thì doanh nghiệp có thể được bù đắp bằng doanh số bán hàng bởi lẽ khi thâm nhập được vào các thị trường này thì thông thường doanh nghiệp sẽ có một thị phần rất lớn. Như vậy, các liên kết kinh tế vừa tạo lên các cơ hội cho doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra thách thức đối với các doanh nghiệp nước ngoài định thâm nhập vào thị trường đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w