2. Thực trạng quy trình kiểm toán Hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty S&S thực hiện.
2.1.2. Thiết lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
+ Đánh giá rủi ro
Công ty Stellar FootWear tuy mới đi vào hoạt động nhưng đã kịp thích nghi với môi trường kinh doanh Việt Nam. Thị trường tiêu thụ khá ổn định do đơn đặt hàng đều đặn của các đối tác nước ngoài, các sản phẩm sản xuất ra đảm bảo có chất lượng và tạo được uy tín với khách hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập đầy đủ và tổ chức khoa học hợp lý. Bất kỳ thay đổi nào trong chính sách kế toán đều phải có sự thông qua của Ban giám đốc công ty.
Đối với hàng tồn kho, việc sản xuất đều dựa trên đơn đặt hàng, dự toán chi phí, nguyên vật liệu đầu vào ổn định công tác hạch toán có sự trợ giúp của máy
tính tuy nhiên số lượng nghiệp vụ nhiều, giá trị tương đối lớn nên công tác kế toán không tránh khỏi thiếu sót.
Kiểm toán viên thấy có sự đối chiếu định kỳ giữa kế toán và thủ kho
Với những lý do trên kiểm toán viên đưa ra đánh giá rủi ro tiềm tàng là ở mức trung bình
+ Thiết lập mức trọng yếu
Mức trọng yếu tổng thể xác định dựa vào doanh thu của khách hàng năm tài chính : PM = 12.456.980.200 đ.
Mức sai phạm tối đa trong tổng thể : TE = 6.228.490.100 đ. Mức sai sót cần đưa ra bút toán điều chỉnh : SAD = 6.228.490 đ. Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục hàng tồn kho: 3.114.245 đ. + Mục tiêu đối với kiểm toán hàng tồn kho.
Thu thập bằng chứng đầy đủ để xác định tính hiện hữu và phát sinh, khẳng định tính trọn vẹn (đầy đủ) của hàng tồn kho, quyền của khách hàng đối với hàng tồn kho đã ghi sổ, cũng như khẳng định tính chính xác và đúng đắn của các con số trên sổ sách kế toán về hàng tồn kho và bảo đảm sự trình bày và khai báo về hàng tồn kho là hợp lý.