Quản lý quỹ tiền l−ơng làm căn cứ đóng BHXH

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thu - chi của BHXH Việt Nam (Trang 64 - 66)

II. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý thu chi BHXH.

3. Một số kiến nghị khác

1.4.2. Quản lý quỹ tiền l−ơng làm căn cứ đóng BHXH

Căn cứ cơ bản để tiến hành hoạt động thu BHXH đối với ng−ời lao động là tiền l−ơng tháng, đối với ng−ời sử dụng lao động là tổng quỹ l−ơng của những ng−ời lao động tham gia BHXH trong doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, để tiến hành tốt công tác thu BHXH thì một phần quan trọng không thể thiếu là phải quản lý tốt quỹ tiền l−ơng làm căn cứ đóng BHXH của tổ chức, doanh nghiệp.

Mức thu BHXH đối với ng−ời tham gia BHXH đ−ợc quy định tại điều 36, Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, theo đó ng−ời sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền l−ơng tháng của những ng−ời lao động trong đơn vị tham gia BHXH, ng−ời đóng BHXH, ng−ời lao động đóng bằng 5% tiền l−ơng tháng.

Theo quy định hiện hành, tiền l−ơng và quỹ l−ơng của những ng−ời tham gia BHXH là căn cứ để đóng BHXH, tuỳ theo từng khu vực công tác, lĩnh vực công tác mà có những mức đóng khác nhau, cụ thể:

- Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị- xã hội, hội quần chúng, tiền l−ơng tháng của ng−ời lao động và quỹ tiền l−ơng của các đơn vị sử dụng lao động đ−ợc xác định theo các quy định tại Nghị định số 35/NQ/UBTVQHK9 ban hành ngày 17/05/1993 của Uỷ ban Th−ờng vụ Quốc hội khoá 9, Quyết định số 69/QĐTW ngày 17/05/1993 của Ban Bí th−, Nghị định số 25/CP này 17/05/1993 của Chính phủ, Quyết định số 574/TTg ban hành ngày 25/11/1993 của Thủ t−ớng Chính phủ và Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ.

- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiền l−ơng tháng của ng−ời lao động và quỹ l−ơng của đơn vị sử dụng lao động đ−ợc xác định theo các quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1995 của Chính phủ.

- Các đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động, việc đóng BHXH tính trên tổng quỹ l−ơng hàng tháng, bao gồm tiền l−ơng theo hợp đồng đã ký kết với ng−ời lao động có tham gia BHXH theo các quy định và l−ơng của ng−ời giữ chức vụ không áp dụng chế độ hợp đồng lao động.

- Riêng khối Quốc phòng - An ninh, Bộ quốc phòng và Bộ Công an đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền l−ơng của những quân nhân, công an nhân dân h−ởng l−ơng; còn quân nhân, công an nhân dân đóng bằng 5% tổng mức l−ơng tháng. Mức thu BHXH đối với quân nhân, công an nhân dân thuộc diện h−ởng sinh hoạt phí đóng bằng 2% mức l−ơng tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng.

- Đối với ng−ời lao động đi làm việc có thời hạn ở n−ớc ngoài, nếu ng−ời lao động đã có quá trình tham gia BHXH ở trong n−ớc thì đóng bằng 15% mức l−ơng tháng đã đóng BHXH tr−ớc khi ra n−ớc ngoài làm việc; ng−ời lao động ch−ua tham gia BHXH ở trong n−ớc thì mức đóng BHXH hàng tháng bằng 15% của hai lần mức l−ơng tối thiểu của công nhân viên chức trong n−ớc.

- Mức thu đối với cán bộ xã, ph−ờng, thị trấn bằng 15% tổng mức sinh hoạt phí hàng tháng; trong đó cán bộ xã, ph−ờng, thị trấn đóng 5% mức sinh hoạt phí hàng tháng; Uỷ ban nhân dân xã, ph−ờng, thị trấn đóng bằng 10% mức sinh hoạt phí hàng tháng tính trên tổng mức sinh hoạt phí của những ng−ời tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý thu - chi của BHXH Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)