Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã được hoạch định của ngân hàng thương mại đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Bất cứ một ngân hàng thương mại muốn đạt được các mục tiêu kinh doanh thì phải hoạch định một cách rõ ràng một chính sách thích hợp cho ngân hàng của mình để xác định phương hướng sử dụng các nguồn vốn hiện có để tạo ra
một tài sản có chất lượng cao, ít rủi ro. Đồng thời chính sách tín dụng còn là một “ bản hướng dẫn” quan trọng để các cán bộ tín dụng thực thi các hoạt động của mình.
Việc hoạch định chính sách tín dụng phải nhằm vào các biện pháp an toàn vốn vay như: Bảo hiểm tín dụng, thế chấp cầm cố v.v... Phải quan tâm đến tình hình kinh doanh và tài chính của người vay tiền và do vậy mà nó có thể vạch ra một chính sách tín dụng khá phức tạp về mặt thủ tục và lợi nhuận không cao. Một chính sách tín dụng có lợi ích cao, thường kéo theo độ an toàn thấp và ngược lại.
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.
Đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nếu chính sách tín dụng::
Việc quản lý tín dụng vẫn theo lối cổ truyền. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp do chưa đa dạng hóa hoạt động đầu tư, dư nợ cho vay khách hàng vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng.
Tập trung, quá chú trọng vào tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức. Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng gây rủi ro cho hoạt động tín dụng.
- Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã sử dụng các chính sách thu hút khách hàng như đua nhau hạ thấp lãi suất
cho vay trong khi tăng lãi suất huy động; nhiều NHTM đã bỏ qua các quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, lẫn tránh các hàng rào kiểm soát, thông tin sai lệch,... Và để tăng trưởng tổng dư nợ, nhiều ngân hàng còn cho vay cả những khách hàng hay dự án có độ tín nhiệm thấp, kém hiệu quả; và nếu không kiềm chế, kiểm soát được tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng thì sẽ gặp nhiều rủi ro nếu tốc độ tăng trưởng ở mức “nóng”
Công tác kiểm tra, kiểm soát
Sau khi hợp đồng đã được kí kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền (hoặc thanh toán tiền) cho khách hàng như thoả thuận. Kèm theo việc cấp tín dụng ngân hàng kiểm soát tất khách hàng: Sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ hay không… Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại khi chất lượng khoản vay bị đe doạ ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng được quy thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ xung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay… Khi thấy cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. Đối với ngân hàng đây là bước đi nguy hiểm. Do vậy cho tài trợ gắn liền với kiểm soát khách hàng giúp ngân hàng ngăn chặn các ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng. Đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm các thông tin bổ xung và ra quyết đinh cụ thể nhằm ngăn chặn kịp thời các khoản nợ xấu.
Khả năng thu thập thông tin và xử lý thông tin của ngân hàng
Đây là yếu tố cơ bản và xuyên suốt quy trình tín dụng của ngân hàng, ngân hàng thường xuyên thu thập, đánh giá và xử lý thông tin tín dụng đánh giá và xử lý thông tin tín dụng để đảm bảo cung cấp tín dụng hợp lý, xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh trong hoạt động tín dụng. Thông tin tín dụng có kịp thời hay không quyết định chất lượng tín dụng vì thông tin về khách hàng là bằng chứng cho ngân hàng đưa ra các quyết định về khách hàng vay hay từ chối. trong trường hợp các thông tin mà NHTM thu thập không đúng với thực tế sẽ làm ngân hàng mất cơ hội tốt nếu tin vào các thông tin mà đối thủ cạnh tranh đưa ra nhằm đánh bại đối thủ,hoặc trong trường hợp các thông tin mà ngân hàng thương mại thu thập không đúng thực tế chỉ nắm bắt sơ sài về khách hàng sẽ làm ngân hàng thua lỗ trong hợp đồng tín dụng này vì khi khách hàng đưa ra báo cáo tài chính nay trình lên ngân hàng mục đích là để vay vốn nên sẽ báo cáo đẹp. Nếu trong trường hợp cán bộ tín dụng xử lý các thông tin không đúng do lỗi về số liệu nhưng do tính toán sai vô ý sẽ dẫn tới chỉ tiêu đánh giá khách hàng sai sự thật.
Chính vì thế mà công tác thu thập và xử lý thông tin rất quan trọng trong hoạt động tín dung của NHTM, nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng cần thu thập và xử lý thông tin đầy đủ và linh hoạt từ đó hạn chế nhưng rủi ro mà tín dụng mang lại.
Chất lượng cán bộ tín dụng
Con ngưòi là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lí vốn tín dụng nói riêng và trong hoạt động ngân hàng nói chung. Nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng cán bộ ngày càng cao để có thể tiếp cận với phong cách
làm việc hiện đại. Cán bộ tín dụng cần đạt được các tiêu chuẩn về đạo dức công việc, xác định đúng đối tượng cho vay, khả năng phân tích và thẩm định dự án, phân tích báo cáo tài chính, khả năng quản lí doanh nghiệp, trình độ dự đoán các biến động có thể xảy ra và các kiến thức tư vấn cho khách hàng để tránh rủi ro trong kinh doanh.
Quy trình tín dụng.
Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ các cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trong, nếu có được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.
Môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị
Thứ nhất là môi trường kinh tế - xã hội tạo ra phong tục tập quán của mỗi con người và hoạt động ngân hàng là một thành viên của nền kinh tế cũng nằm trong khuôn khổ đó, hoạt động tín dụng chịu tác động của môi trường kinh tế chính trị và các quy định pháp luật Nhà nước.
Thứ hai là môi trường pháp lý: Một môi trường pháp lý thống nhất và ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như doanh nghiệp, nó có tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng các chính sách vĩ mô có tác động trực tiếp và quan trọng về lĩnh vực tài chính ngân hàng: Các chính sách tài chính thương mại. Kinh tế đối ngoại…chỉ một sự thay đổi trong chính sách nhà nước đã có thể làm cho hoạt động của nền kinh tế chuyển hướng, nó có thể ảnh hưởng từ hoạt này đến hoạt động khác của nền kinh tế mà ngân hàng là một hoạt động trung gian tài chính lớn nhất của nền kinh tế nên nó sẽ gánh chịu mọi tổn thất hay thành công xảy ra từ chính sách đó.Do đó, xây
dựng một môi trường pháp lý ổn định và thống nhất phù hợp với thị trường sẽ là một đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế, nhưng thực tế hiện nay môi trường pháp lý Việt Nam vẫn luôn là vấn đề mà các ngân hàng luôn phải đối mặt vì luật thường xuyên sửa dổi ảnh hưởng đến các hợp đồng đã kí trong quá khứ.
Thứ ba là về môi trường kinh tế - chính trị và xã hội: Môi trường kinh tế ổn định đang trong giai đoạn phát triển hưng thịnh, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động san xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và tạo điều kiện tâm lý cho khách hàng vay vốn để kinh doanh và cuối cùng là có khả năng vay, hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng đúng hạn,đầy đủ.
Trên đây là các nhân tố chủ yếu tác động đến chất lương tín dụng, nó có thể gây ra các rủi ro đối với các NHTM bất kì lúc nào. Chính vì thế NHTM cần phải thường xuyên phân tích các nhân tố này đồng thời cũng phải chủ động ngăn ngừa các rủi ro có thể xả ra và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung.
CHƯƠNG 2