của nền kinh tế xã hội
Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng nói chung và tín dụng trung, dài hạn nói riêng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của xã hội. Trong điều kiện đó chất lượng tín dụng càng được quan tâm bởi vì:
+ Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán. Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng.
+ Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu
tư, tín dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, tăng cường chất lượng tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Điều đó không chỉ giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, góp phần điều hoà và ổn định lưu thông tiền tệ.
+ Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn dịnh tiền tệ tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng tạo tiền của các NHTM, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có hoặc lí do nào đó các chủ tài khoản có khả năng phát hành séc và thanh toán bằng các phương tiện khác cho khách hàng vượt quá số tiền thực tế của họ.
Như vậy, nghiệp vụ tín dụng của NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông và là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa trong lưu thông góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng uy tín quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai của các công trình đầu tư.
+ Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh quan hệ tín dụng: Hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục dơn giản hoá, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xoá bỏ nạn đi vay nặng lãi chủ yếu đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh.
Để có chất lượng tín dụng, ngoài nổ lực của bản thân ngân hàng, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và có một cơ chế phù hợp về chính sách, chế độ, sự
phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các ngành, các cấp, tạo môi trường thuận lợi cho sự hoạt động của tín dụng.
Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế, xã hội. Thiết lập một cơ chế chính sách tín dụng đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới mọi mặt của nền kinh tế xã hội, điều đó cũng thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường.