Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 70 - 73)

- Tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm Tổng dư nợ của ngân hàng năm 2005 là 407.438 triệu đồng thì sang năm 2006 là 630.103 triệu đồng,

3.2.2.Đối với nhà nước

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VPBANK – HOÀN KIẾM

3.2.2.Đối với nhà nước

- NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

- Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng; cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo nợ “trong

hạn” và “quá hạn” là không hợp lý mà cần phải được tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.

- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đáng giá khách hàng, chu trình đầu tư,.... một cách thích đáng.

- Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng theo đúng pháp luật.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng là việc sống còn đối với mỗi ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Vpbank – Hoàn kiếm.Ngoài ra nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của đẩt nước. Việc củng cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng – trung và dài hạn là một vấn đề đòi hỏi phải thường xuyên và thực hiện nghiêm túc.

Chuyên đề này đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tín dụng,chất lượng tín dụng, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Từ nghiên cứu lý luận đi vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng Vpbank – Hoàn kiếm, phân tích đánh giá chất lượng tín dụng để tìm ra nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Từ lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay của ngân hàng VPBank – Hoàn kiếm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên đây là một đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 70 - 73)