- Tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm Tổng dư nợ của ngân hàng năm 2005 là 407.438 triệu đồng thì sang năm 2006 là 630.103 triệu đồng,
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VPBANK – HOÀN KIẾM
3.1.4. Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay
- Bảo đảm tiền vay là cần thiết trong một hợp đồng tín dụng. Bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì lý do nào đó không thanh toán được nợ cho ngân hàng, nó là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên cán bộ tín dụng cần nên nhớ là bảo đảm tiền vay không thể thay thế cho khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Do đó đừng bao giờ chấp thuận một khoản vay mà lại mong đợi nguồn trả nợ cuối cùng là việc thanh lý bắt buộc một tài sản nào đó hay là trái quyền (quyền đòi tiền) đối với một bảo lãnh mà đã chấp nhận như một việc bảo đảm cho món vay.
- Để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm tiền vay, ngân hàng nên lựa chọn để áp dụng các hình thức bảo đảm thích hợp đối với từng loại cho vay, từng loại khách
hàng và phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình dựa vào các văn bản pháp qui của ngân hàng cấp trên, của NHNN qui định. Có thể chú ý một số vấn đề sau:
+ Phân loại kỹ về khách hàng và loại tài sản bảo đảm để quy định mức bảo đảm, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, vừa bảo đảm an toàn. Đối với khách hàng có tín nhiệm mới có thể xem xét cho vay không có bảo đảm, hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đối với tài sản, cần xem xét khả năng phát mại, xử lý, mức độ rủi ro,... để quy định mức cho vay tối đa.
+ Về thủ tục trong bảo đảm tiền vay: nên lập hợp đồng rõ ràng, đầy đủ, đồng thời phải xác định rõ về việc xử lý tài sản. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi ký kết hợp đồng bảo đảm, cần có sự tham gia đầy đủ, chính xác của các chủ sở hữu tài sản và những người thừa kế, đồng sở hữu tài sản.