Khái quát tình hình tín dụng trung và dài hạn ở các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 44 - 47)

TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VPBANK – HOÀN KIẾM 2.1 Khái quát về ngân hàng VPBank – Hoan Kiếm

2.2.Khái quát tình hình tín dụng trung và dài hạn ở các NHTM Việt Nam.

Nam.

Ước đến cuối tháng 6/2007, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội là 2%. Đây là một tỷ lệ khá lý tưởng ở Việt Nam hiện nay. Tại các tỉnh, thành phố khác tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhiều so với hơn một năm trước đó.

Một trong những vấn đề nổi lên trong hoạt động tiền tệ - ngân hàng trong thời gian qua là các ngân hàng thực hiện kiềm chế mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó dư nợ cho vay tính đến hết tháng 6/2007, có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm; tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể.

Ước đến cuối tháng 6/2007, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội là 2%. Đây là một tỷ lệ khá lý tưởng trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay. Tại các tỉnh, thành phố khác tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhiều so với hơn một năm trước đó, đạt tới mức an toàn trong hoạt động ngân hàng.Khối NHTM cổ phần có chiến lược mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, thị trường tiêu thụ ổn định, có uy tín và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

các NHTM, mà còn dựa trên kết quả các cuộc thanh tra tại chỗ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Do đó bên cạnh việc hạn chế được nhiều khoản nợ quá hạn thì cũng phát hiện ra nhiều khoản nợ xấu mới.

Qua kết quả thanh tra, giám sát cho thấy nợ quá hạn mới phát sinh của các chi nhánh NHTM Nhà nước chủ yếu là phát sinh từ các DNNN làm ăn thua lỗ, nhất là các công ty xây dựng, công ty công trình giao thông. Tình trạng nợ tồn đọng trong XDCB kéo dài nhiều năm khiến tăng nợ quá hạn của các DNNN tại ngân hàng.

cơ bản.

Một số chi nhánh ngân hàng đầu tư - Phát triển ở các tỉnh khác cũng bắt đầu phát sinh nợ quá hạn mới của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, công trình giao thông,...

Nợ quá hạn của các NHTM cổ phần chủ yếu là các khoản nợ tồn đọng từ các năm trước đến nay vẫn trong quá trình thu hồi nhưng kết quả không đáng kể nên vẫn ở mức cao, các khoản nợ mới hầu như rất ít phát sinh.

Nguyên nhân là do khối NHTM cổ phần có chiến lược mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, thị trường tiêu thụ ổn định, có uy tín và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Trong 6 tháng đầu năm 2007 các NHTM chỉ đạo các phòng kinh doanh tập trung vào phân tích thực trạng dư nợ các doanh nghiệp, rà soát lại các đơn vị đã gia hạn nợ, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án trung và dài hạn, nắm bắt tình hình cổ phần hoá DNNN đồng thời tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trước trong và sau khi cho vay, xác định lại giá trị tài sản thế chấp, tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các khoản vay.

Về xử lý nợ tồn đọng, đến nay các NHTM vẫn tiếp tục quan tâm giải quyết những khoản nợ này phần lớn là của các DNNN hoạt động kinh doanh thua lỗ, đang được sắp xếp lại nên tình hình tài chính của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn nên chưa cân đối được nguồn trả nợ.

Đối với các khoản nợ tồn đọng nhóm III thực tế các con nợ còn tồn tại nhưng kinh doanh sản xuất không hiệu quả, không có khả năng trả nợ vay. Vì vậy, nhiều NHTM đề nghị NHNN có cơ chế xử lý như đối với nợ tồn đọng nhóm II.

Nhìn chung tuy đạt được một số chuyển biến tích cực trên, nhưng việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM đang gặp một số vấn đề nan giải, chủ yếu là do khách quan.Nhiều doanh nghiệp nhà nước có nợ vay thanh toán công nợ đều chờ Nhà nước có hướng xử lý xoá nợ, nên cố ý chây ỳ, không có thiện chí trả nợ.

Các doanh nghiệp, nhất là DNNN có nợ vay thanh toán công nợ đều chờ Nhà nước có hướng xử lý xoá nợ, nên cố ý chây ỳ, không có thiện chí trả nợ. Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi, nên phải chờ kết quả chuyển đổi để tiếp tục đòi nợ. Trong khi đó một số DNNN tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào mình, đến nay chưa đồng ý tiếp tục trả nợ cho doanh nghiệp sáp nhập...

Các NHTM thu hồi nợ đọng thông qua con đường khởi kiện vẫn còn mất thời gian chờ đợi xét xử, sau đó lại bị kéo dài thời gian thi hành án, nên kết quả thu hồi nợ rất thấp.

Đối với tài sản đảm bảo tiền vay là đất đai, nhà ở tại các vùng nông thôn, ven đô thị rất khó phát mại do khách hàng vay vốn thiếu thiện chí hợp tác với NHTM, với cơ quan pháp luật để xử lý tài sản. Còn những tài sản có giá trị

lớn, tài sản mang tính chuyên dụng, như nhà xưởng, thiết bị, sân bãi của vụ án Epco- Minh Phụng thì rất khó bán bởi người mua phải là người có số tiền rất lớn, hoặc mua để sử dụng phù hợp.

Trong thời gian tới, NHNN và các NHTM xác định, một mặt sẽ đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo nghị quyết của Quốc hội, thì sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nợ trong hạn đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ của các NHTM trên địa bàn hiện khá lớn để có những biện pháp khắc phục.

Thanh tra NHNN tiếp tục thực hiện thanh tra tại chỗ kết hợp với thanh tra giám sát từ xa. Các NHTM nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại chỗ, thực hiện phân tích chặt chẽ chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định và chống tiêu cực trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 44 - 47)