Một vài kiến nghị 1 Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 69 - 70)

- Tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm Tổng dư nợ của ngân hàng năm 2005 là 407.438 triệu đồng thì sang năm 2006 là 630.103 triệu đồng,

3.2.Một vài kiến nghị 1 Đối với ngân hàng

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VPBANK – HOÀN KIẾM

3.2.Một vài kiến nghị 1 Đối với ngân hàng

3.2.1. Đối với ngân hàng

Qua hai thời gian thực tập tại Ngân hàng VPbank – Hoàn Kiếm, tôi luôn nhận thấy sự tất bật làm việc nhiệt tình, tận tụy trong công việc của toàn thể nhân viên ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính, là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và VPbank – Hoàn Kiếm nói riêng. Do đó công tác nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thực hiện được điều này tôi xin được đề xuất một vài kiến nghị với Vpbank – Hoàn Kiếm như sau:

- Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn.

- Chủ động xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước về các cạm bẫy và nguy cơ rủi ro cao cần phòng tránh như những lĩnh vực ngân hàng không được cho vay thêm vì rủi ro cao hoặc đã đến ngưỡng (giới hạn cho vay đối với một ngành, một vùng cụ thể để phân tán rủi ro).

- Quan tâm đúng mức đến đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng. Không tập trung cho vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển kinh tế tư nhân, cho vay nông nghiệp, nông thôn....

- Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các

hình thức đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng cung ứng vốn, tăng khả năng giám sát vốn vay và có thể phân tán được rủi ro khi có mất mát xảy ra.

- Ngân hàng nên tổ chức, củng cố lại bộ phận phòng tín dụng theo hướng dần dần chuyên môn hóa bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý khoản vay, nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong khi phải phát triển tín dụng; thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng.

- Tổ chức xét phân loại khách hàng; xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.

Tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm bớt áp lực tăng thu, bù chi.

- Tăng thu dịch vụ: nâng cao trình độ, năng lực nhận thức của cán bộ về nghiệp vụ, công nghệ và kỹ năng chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 69 - 70)