Bảng tổng hợp đánh giá về rủi ro tín dụng Đơn vị:Triệu đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 56 - 58)

- Tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm Tổng dư nợ của ngân hàng năm 2005 là 407.438 triệu đồng thì sang năm 2006 là 630.103 triệu đồng,

Bảng tổng hợp đánh giá về rủi ro tín dụng Đơn vị:Triệu đồng

Đơn vị:Triệu đồng 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 407.43 8 630.103 950.879 Tổng nợ quá hạn 533 94.61 4.9 Tổng tài sản có 536.916 931.977 1.389.947 Hệ số NQH = NQH/Tổng dư nợ ×100% 0.13% 15.02% 0.52% Hệ số rủi ro = Tổng DN/Tổng TS có × 100% 75.88% 67.61% 68.41%

Qua phân tích về tình hình cho vay tại Ngân hàng VPbank – Hoàn kiếm trong giai đoạn 2005-2007 ta có thể nhận thấy được một số vấn đề sau:

Ưu điểm :

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, doanh số cho vay của Ngân hàng VPbank – Hoàn Kiếm đã tăng đều qua các năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thị trường. Doanh số cho vay ở năm sau luôn tăng cao gần gấp đôi so với năm trước.

- Song hành cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là sự tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng. Tổng dư nợ tín dụng tăng trung bình hằng năm trên 50%, tuy nhiên vẫn được kiểm soát chặt chẽ để đây không phải là mức tăng trưởng tín dụng nóng.

- Có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay thấp. Ngân hàng đã luôn duy trì một khoản dự phòng để bù đắp rủi ro.

- Có chính sách cho vay hợp lý, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế; tôn trọng quyền tự quyết của Ban Giám đốc, đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng.

Có quy trình tín dụng khá chi tiết, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viên tín dụng.

- Ngân hàng VPbank – Hoàn kiếm đã dần chuyển dịch cơ cấu danh mục cho vay.

Những tồn tại:

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác tín dụng nêu trên, Ngân hàng VPBank – Hoàn Kiếm còn gặp phải một số vướng mắc sau:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng kèm theo nó là tốc độ gia tăng nợ quá hạn cũng nhanh, nhanh nhiều hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng; điều này dễ làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng nếu không có giải pháp phòng ngừa hợp lý.

- Tỷ trọng cho vay đối với các cá nhân và cho vay ngắn hạn còn khá cao, kèm theo đó là tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản cho vay ngắn hạn và cho vay đối với các DNNN chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn.

- Tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn còn khá cao.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng VPBANK – Hoàn Kiếm (Trang 56 - 58)