Về cơ chế chính sách tài chính tiền tệ

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam (Trang 84 - 87)

3. Cho vay nền kinh tế 24.198 27.645 34.970 28.938 62,0 4 Hùn vốn liên doanh,

3.2.1.1. Về cơ chế chính sách tài chính tiền tệ

Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tài chính - tiền tệ để tạo hành lang và điều kiện trực tiếp cho điều hành hoạt động tín dụng hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết. Tuy vậy, nội dung, bớc đi trong quá trình đổi mới phải tơng thích với hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế, đòi hỏi vừa phải đổi mới toàn diện vừa phải tháo gỡ từng khâu gay cấn và phải đồng bộ với cơ chế luật lệ liên quan.

Trớc mắt cần phải thực hiện tốt quá trình làm lành mạnh hoá tài chính và nâng cao năng lực tài chính của các NHTMQD. Nội dung của giải pháp này nhằm giải quyết 2 vấn đề: xử lý nợ tồn đọng và tăng vốn tự có cho các NHTMQD.

Trớc hết cần phải xử lý triệt để nợ tồn đọng, làm sạch bảng tổng kết tài sản, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dới 5% tổng d nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, thông qua việc thành lập Ban cơ cấu tài chính các NHTM và các công ty mua bán và xử lý nợ tồn đọng tại các NHTMQD {34, 36}.

NHTMQD vẫn ở mức khá cao. Số nợ tồn đọng bao gồm nhiều loại với nguồn gốc và đặc điểm khác nhau hết sức phức tạp. Bởi vậy, phải làm tốt khâu phân loại nợ tồn đọng, xem xét đánh giá mức độ, đặc điểm, thời gian nảy sinh nợ và điều kiện khả năng giải quyết thực tế vấn đề nợ tồn đọng để quyết định phơng pháp xử lý thích hợp. Thí dụ : với một lợng lớn nợ tồn đọng quá lâu do thiên tai, do chuyển đổi cơ chế, do đầu t vào những dự án kém hiệu quả mà chính phủ chỉ định cho vay thì từng ngân hàng phải có cơ sở đầy đủ để thuyết trình chính phủ cho xoá nợ. Bởi vì loại nợ này thực tế không còn khả năng thu hồi, cần xem nó là sự rủi ro của chính phủ.

Một bộ phận nợ tồn đọng của NHTMQD do nguyên nhân khách hàng lừa đảo, dùng một tài sản để thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng, việc giải quyết giữa các NHTM là rất phức tạp. Bởi vậy, cần có một cơ chế giải quyết của NHNN.

Để xử lý tốt vấn đề nợ tồn đọng cần tạo lập môi trờng và cơ sở pháp lý rõ ràng bằng cơ chế chính sách từ chính phủ, các ngành hữu quan, NHNN và biện pháp của từng NHTMQD. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, mỗi NHTMQD phải có biện pháp thu nợ phù hợp, tích cực bằng mọi hình thức (kể cả xiết nợ) để thu đợc nợ và giảm nợ quá hạn.

Định hớng lâu dài là phần lớn nợ quá hạn khi phát sinh đợc loại trừ ngay bằng quỹ dự phòng rủi ro. Trớc mắt, quỹ dự phòng rủi ro cha đủ lớn, khoản nợ nào mà ngân hàng có khả năng thu đợc nhanh (nợ quá hạn do ngời vay mất khả năng thanh toán tạm thời) thì từng ngân hàng tự thu để giảm nợ quá hạn. Số nợ qúa hạn khác bán nợ cho công ty chuyên trách giải quyết nợ quá hạn để công ty này có biện pháp xử lý.

Để thúc đẩy quá trình xử lý nợ tồn đọng cần tạo ra cơ chế ràng buộc và khuyến khích các NHTMQD nhanh chóng xử lý nợ và tài sản tồn đọng, cần phải gắn với việc cấp vốn bổ sung cho các NHTMQD với tiến độ bán tài sản và xử lý nợ.

Thực tế trong năm 2002 các NHTMQD đã xử lý đợc 5.000 tỷ đồng nợ tồn đọng bằng các giải pháp nh phát mại tài sản thế chấp, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.... Do đó, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể so với năm trớc.

Song song với việc giải quyết nợ xấu, lành mạnh hoá tài chính của NHTMQD là việc tăng cờng khả năng về vốn tự có để từng bớc phù hợp với chuẩn mực quốc tế và khu vực.

Đây là vấn đề hết sức cấp bách đối với các NHTMQD. Bởi lẽ tăng vốn tự có là nhân tố quyết định để tăng năng lực hoạt động của ngân hàng : mở rộng huy động vốn, đầu t phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và thực hiện tỷ lệ an toàn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế.

Theo quy định, mức cho vay đối với một khách hàng không vợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trong khi đó vốn tự có quy định vừa thấp lại không cấp đủ thì vốn đầu t cho những dự án lớn, các ngành có khối lợng XNK lớn các NHTMQD không có khả năng đáp ứng. Điều này là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTMQD ngay ở thị trờng trong nớc.

Theo chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản có phải đạt mức 8% mới là mức an toàn tối thiểu. Theo đó thì số lợng vốn cần đợc cấp bổ sung cho các NHTMQD là trên 10.000 tỷ đồng. Ước tính, để đảm bảo mức tăng d nợ bình quân ở mức 18%/năm thì mức vốn tối thiểu của các NHTMQD phải đạt 23.000 tỷ vào thời điểm cuối năm 2003. Vốn tự có của các NHTMQD có thể đợc bổ sung bằng các nguồn sau :

- Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép NHTMQD giữ lại phần thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn tự có.

- Chính phủ cho phép chuyển phần vốn vay từ ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) theo chơng trình tái cơ cấu cho các NHTMQD và cho phép các ngân hàng này không phải nộp thuế sử dụng vốn hàng năm để các ngân hàng nhận vốn vay tăng vốn tự có, đợc sử dụng khoản thuế vốn này hoàn trả khoản vay theo các điều kiện của IMF và WB.

- ổn định mức nộp ngân sách (lấy năm 2000 làm mốc) trong 3 năm để khuyến khích các NHTMQD phấn đấu vợt chỉ tiêu lợi nhuận, cho phép lấy phần vợt để bổ sung vốn tự có.

- Khuyến khích các NHTMQD tích cực thu hồi các khoản nợ đã khoanh để bổ sung vốn tự có...

Thực tế trong năm 2002 Bộ tài chính và NHNN đã quyết định cấp bổ sung 4.700 tỷ đồng vốn điều lệ cho các NHTMQD bằng trái phiếu đặc biệt của Chính phủ. Trong đó NHNo&PTNT đợc cấp1.500 tỷ đồng, NH phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - 200 tỷ đồng, NHNT - 1.000 tỷ đồng, NHĐT&PT - 1.000 tỷ đồng, NHCT - 1.000 tỷ đồng. Đây mới chỉ là đợt đầu cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTMQD. Bộ tài chính và NHNN sẽ còn tiếp tục xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NH này trong thời gian tới.

Thứ ba, cần bổ sung một số công cụ tài chính cho thị trờng tiền tệ nh thơng phiếu, hối phiếu và các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhợng, vận dụng công cụ lãi suất một cách thực tế hơn. Theo đó chính phủ phải thành lập một quỹ chuyên dùng tại NHNN để thờng xuyên bù đắp chênh lệch lãi suất huy động vốn cao hơn bình thờng của các NHTMQD nhằm huy động nhiều nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn với các dự án cần thiết, đặc biệt là các dự án sản xuất kinh doanh xuất khẩu đợc xác định cần u tiên.

Thứ t, thiết lập mạng lới an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua các quỹ nh : quỹ dự phòng rủi ro, quỹ bảo hiểm tín dụng, quỹ bảo hiểm tiền gửi và tạo cơ chế vận hành cho các quỹ này hoạt động tốt. Vấn đề này thuộc về sự can thiệp của nhà nớc trớc hết là NHNN và Bộ tài chính. Đặc biệt đối với quỹ bảo hiểm tín dụng, đây là lới an toàn thứ 3 trong hoạt động tín dụng ngân hàng, loại hình bảo hiểm này đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, trớc hết nó cần thiết cho an toàn tín dụng XNK. Trớc mắt, chúng ta nên tham gia tích cực bảo hiểm tín dụng quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w