Cơ sở của hoạt động cho vay là phải có vốn. Bởi vậy, trớc khi nghiên cứu hoạt động cho vay phải nghiên cứu hoạt động huy động vốn của các NHTMQD.
Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng 2 cấp các NHTMQD đều coi trọng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện phơng châm “đẩy mạnh đi vay để cho vay”. Do vậy hoạt động huy động vốn đã không ngừng phát triển.
Phơng châm huy động vốn là đẩy mạnh huy động vốn trong nớc, phát huy nội lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Quán triệt phơng châm đó các NHTMQD đẩy mạnh huy động vốn bằng nhiều biện pháp linh hoạt với chính sách lãi suất phù hợp, đặc biệt coi trọng vốn trung và dài hạn với thời gian từ 1- 5 năm. Nhờ vậy, các NHTMQD đã thu hút đợc lợng vốn khá lớn, tốc độ tăng mức huy động vốn hàng năm cao, hạn chế ảnh hởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu á thời kỳ cuối của thập kỷ 90, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nớc.
Trong giai đoạn 1995 - 2000 cả 4 ngân hàng thơng mại quốc doanh đều đạt tốc độ tăng trởng cao về vốn huy động. NHNo&PTNT đạt tốc độ tăng mức huy động vốn hàng năm bình quân là hơn 27%/năm, riêng năm 2000 so với năm 1999 đạt mức tăng 46%. Tơng tự, với NHNT đạt mức 28,4%/năm và 48%. Ngân hàng đầu t và phát triển Việt Nam (NHĐT&PT) đạt mức 27,44%/năm và 34%. Ngân hàng công thơng Việt Nam (NHCT) đạt mức 25%/năm và 19% {30,40}.
Năm 2001 mặc dù chịu ảnh hởng của tình trạng suy thoái nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trởng. Thị trờng tiền tệ Việt
năm 2001 đạt mức 20,1% so với năm 2000. Tốc độ tăng huy động vốn của đa số các NHTMQD luôn đạt ở mức cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành. Nhờ vậy, tổng nguồn vốn của các NHTMQD tăng lên nhanh chóng. Thí dụ ở NHNo&PTNT, năm 1996 tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 18.909 tỷ đổng, năm 1997 - 24.305 tỷ đổng, năm 1998 - 31.787 tỷ đồng, năm 1999 - 35.629 tỷ đồng, năm 2000 - 55.041 tỷ đồng, năm 2001 - 70.830 tỷ đồng. Cả giai đoạn 1996 - 2001 NHNo&PTNT đạt tốc độ tăng trởng bình quân về tổng nguồn vốn gần 30%. Năm 2001 tốc độ tăng nguồn vốn đạt 28% so với năm 2000 đa tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng lên gấp 3,7 lần so với năm 1996. Một ví dụ nữa ở NHĐT&PT, năm 1999 tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 39.176 tỷ , trong đó tổng huy động vốn đạt 22.658 tỷ đồng tăng 46% so với năm 1998, năm 2000, tổng nguồn vốn đạt 47.263 tỷ đồng, trong đó tổng huy động vốn đạt 30.760 tỷ đồng, tăng 36%, năm 2001 tổng nguồn vốn đạt 59.949 tỷ đồng, trong đó tổng huy động vốn đạt 39.051 tỷ đồng, tăng 27%. Tổng vốn huy động của ngân hàng năm 2001 tăng gấp hơn 5 lần so với năm 1995 và 129 lần so với năm 1990 {30,40}.
Xét theo cơ cấu nguồn vốn huy động : các NHTMQD đã hết sức coi trọng việc huy động vốn trong nớc. Nhờ vậy, tỷ lệ huy động vốn nớc ngoài của các NHTMQD chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Giai đoạn 1995 - 2001 huy động vốn trong nớc của các NHTMQD luôn chiếm tỷ lệ trên 70% tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng vốn vay ngân hàng nhà nớc của các NHTMQD có xu hớng giảm. Đây là xu hớng tích cực, điều này phản ánh khả năng huy động vốn của các NHTMQD đã đợc cải thiện theo chiều hớng tốt. Tính đến 31/12/2001 tỷ trọng vốn vay NHNN trên tổng số nguồn vốn của từng ngân hàng là: NH NNo&PTNT - 6,6% so với 7% năm 2000 và 7,5% năm 1999, tơng tự, NHNT - 1,9% so với 3% và 4,3%, NHĐT&PT - 3,2% so với 13% và 17%, NHCT - 5,2% so với 6% và 6,6% {30,40}.
Vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng nguồn vốn huy động và đi vay của các NHTMQD. Tính đến 31/12/2001 tổng nguồn vốn huy động và
đi vay của các NHTMQD đạt 265.797 tỷ đồng (tăng ≈ 130 lần so với năm 1988) trong đó vốn huy động đạt 203.077 tỷ đồng chiếm 76,4%.
Cụ thể đối với từng ngân hàng, tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn huy động và đi vay tính đến 31/12/2001 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - 79% so với mức 78% trong năm 2000, tơng tự, Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam - 76% và 73%, Ngân hàng đầu t và phát triển Việt Nam - 65% và 65%, Ngân hàng công thơng Việt Nam - 85% và 83%.
Vốn tự có của các NHTMQD (gồm vốn điều lệ và quỹ bổ sung vốn điều lệ) tính đến cuối năm 2001 đạt mức 5.558 tỷ đồng chiếm 2,1% tổng tài sản, trong đó NH NNo&PTNT là 3,2%, NHNT đạt 1,4%, NH ĐT&PT đạt 1,8%, NHCT đạt 1,9%. Chỉ số vốn tự có nêu trên thấp nhiều so với các ngân hàng khác trên thế giới (Thí dụ các ngân hàng thơng mại trong khối ASEAN tỷ lệ này là 8%, các ngân hàng tiên tiến tỷ lệ đó còn cao hơn). Vốn tự có thấp đã hạn chế khả năng kinh doanh, khả năng thanh toán, ảnh hởng xấu đến mức độ rủi ro của các NHTMQD. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa hội nhập, vốn tự có ít sẽ khó khăn trong cạnh tranh trên thị trờng tài chính trong nớc và quốc tế.
Ngoài nguồn vốn huy động và đi vay các tổ chức tín dụng, một số NHTMQD đã nhận làm uỷ thác đầu t chính phủ và các tổ chức quốc tế. Tính đến cuối tháng 12/2000, tỷ trọng cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu t so với tổng nguồn vốn của các NHTMQD nh sau : NHNo&PTNT là 5% so với 7% năm 1999, tơng tự, NHNT là 0,45% và 0,8%, NHĐT&PT là 5% và 6,5%, NHCT là 1% và 1% (không thay đổi so với năm 1999).
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đã đợc các NHTMQD coi trọng, kể cả huy động vốn nội tệ và ngoại tệ, các phơng thức huy động vốn truyền thống đối với doanh nghiệp, đặc biệt huy động vốn trong dân c với các hình thức tiền gửi tiết kiệm.
Tóm lại, từ kết quả của quá trình đổi mới nội dung và phơng thức hoạt động thời gian qua, hoạt động huy động vốn của các NHTMQD đã có tốc độ tăng trởng hàng năm cao và ổn định. Hoạt động trong điều kiện cạnh tranh, từng NHTMQD đều chủ động sáng tạo tìm mọi biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, điều chỉnh mức lãi suất vv... để thu hút thêm nhiều
khách hàng nhằm tăng nhanh nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế, trong đó có nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Kết quả hoạt động nói trên đã giúp các NHTMQD dần dần thoát khỏi tình trạng phải yêu cầu tái cấp vốn của NHTW (vay NHTW). Thông qua đó, các NHTMQD đã đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các chủ thể kinh tế, góp phần thực hiện các chơng trình mục tiêu do Đảng và Nhà nớc đề ra, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Sau đây là thực trạng hoạt động cho vay của các NHTMQD.