Thu hút nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 70 - 71)

- Khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn do ngân hàng yêu cầu

3.2.4 Thu hút nguồn vốn.

Việc tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn rẻ, dài hạn để bổ sung nguồn tài trợ DNV&N là biện pháp hết sức hữu hiệu nhằm mở rộng hoạt động hoạt động cho vay. Sau đây là một số biện pháp thu hút vốn:

Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, kết hợp mở rộng mạng lưới với nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tạo ra nguồn vốn với chi phí thấp. Hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, kỳ phiếu…Bên cạnh đó phát triển hệ thống máy ATM để đáp ứng tốt nhu cầu trả lương qua tài khoản cho cán bộ công nhân viên nhằm thu hút một lượng tiền khá lớn…

Hiện nay, có rất nhiều chương trình tín dụng hỗn hợp nhằm giúp các doanh nghiệp có được vốn vay không chịu lãi suất hoặc lãi suất thấp, thời hạn cho vay lại dài của nước ngoài viện trợ cho Việt Nam. Đơn cử như chương trình vay vốn ưu đãi của Đại sứ quán Đan Mạch thực hiện mục tiêu chủ đạo là giảm đói nghèo, hỗ trợ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp tại các

nước đang phát triển, hỗ trợ các dự án có mục tiêu tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế bền vững, như: các dự án cơ sở hạ tầng, những dự án cải thiện điều kiện sống (y tế và giáo dục), dự án cải thiện môi trường. Hiện đã có rất nhiều dự án được vay vốn từ chương trình này, trong đó tỷ lệ các dự án nhỏ đang tăng dần, chủ yếu trong các lĩnh vực: chế phẩm sữa, chăn nuôi lợn và gia cầm; thủy sản, các ngành chế biến khác, sau thu hoạch, cải thiện môi trường... Để vay những khoản tín dụng này phải đáp ứng các điều khoản: Bên cho vay là một ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính Đan Mạch; Bên vay/bảo lãnh vay là Bộ Tài chính hoặc ngân hàng thương mại uy tín; thời hạn vay 10 năm từ khi bàn giao công trình (thời hạn vay 15 năm có thể được xem xét).

Hay các chương trình trợ giúp DNV&N khác như chương trình bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N từ Quỹ Tín dụng xanh (SMESC) của Thụy Sỹ. Chương trình này nhằm hỗ trợ DNV&N muốn đầu tư nâng cấp và mở rộng hoạt động sản xuất nhưng thiếu tài sản đảm bảo, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vay vốn từ 25.000 - 1.000.000 USD hoặc tiền đồng với giá trị tương đương. Sau khi đầu tư, doanh nghiệp sẽ được hoàn lại 25% giá trị khoản vay nếu mức độ cải thiện môi trường từ 50% trở lên; 15% giá trị khoản vay cho mức độ cải thiện môi trường từ 30% đến dưới 50%.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w