- Khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn do ngân hàng yêu cầu
2.1.3.1 Phân tích trước khi cấp tín dụng
Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của hoạt động phân tích tín dụng. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng. Cụ thể gồm các bước
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đánh giá thẩm định
Trong giai đoạn ban đầu, cán bộ tín dụng cần xem xét nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp ở các điểm:
+ Dự án xin tài trợ vốn có nằm trong phạm vi và khả năng tổ chức của khách hàng hay không ?
+ Đề xuất xin cấp tín dụng có phù hợp với chiến lược đầu tư của toàn hệ thống hay không ?
Sơ đồ dưới đây tóm tắt quy trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn, quy trình đánh giá và thẩm định.
Nếu nhận thấy nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là phù hợp thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Phỏng vấn Đánh giá sơ bộ Từ chối Đạt yêu cầu d Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết
Đạt yêu cầu
Chuyển sang quy trình thẩm định tín dụng
Đạt yêu cầu
Hoãn/yêu cầu thêm thông tin
Cung cấp mẫu hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng
Chấp nhận hồ sơ
Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Không đạt
Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp được yêu cầu một danh mục dài các tài liệu bao gồm:
• Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề có giấy phép, giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định, Điều lệ doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị…
• Hồ sơ khoản vay: Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của doanh nghiệp; hồ sơ về dự án, phương án vay vốn sản xuất ( Kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng vay, trả nợ, nguồn trả; báo cáo tình hình vay nợ ở các tổ chức tài chính khác; các hợp đồng kinh tế…)
• Hồ sơ tài sản đảm bảo: giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có)…
Trong thực tế, việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn và đưa ra những đánh giá ban đầu được các CBTD thực hiện rất tốt và ít gặp trở ngại đối với các doanh nghiệp đã từng có quan hệ vay vốn tại ngân hàng nhưng đây vẫn là vấn đề khó khăn đối với các DNV&N mới lần đầu xin vay vốn. Một mặt, là do trình độ của của cán bộ hoạt động tại doanh nghiệp và sự thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết của họ về việc tiếp xúc và làm việc với ngân hàng. Vì vậy những bộ hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng. Mặt khác, do một số ít CBTD của ngân hàng cố tình gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách yêu cầu những giấy tờ không cần thiết trong bộ hồ sơ hay cố tình kéo dài thời gian tiếp nhận và xem xét hồ sơ…
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, cán bộ tín dụng thực hiện việc phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn về các mặt:
• Tìm hiểu và phân tích khách hàng về các mặt: tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp.
• Thẩm định, đánh giá khả năng tài chính 1. Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính.
Các CBTD luôn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng các báo cáo tài chính trong vòng 3 năm gần nhất vì những báo cáo này cho thấy các số liệu trong nhiều năm đã qua, trên cơ sở đó có thể dự đoán tình hình của doanh nghiệp trong tương lai gần. CBTD sử dụng các báo cáo này để ước tính nhu cầu vốn, nhu cầu tài trợ…của doanh nghiệp trên cơ sở đó đưa ra quyết định tài trợ. Rủi ro tín dụng luôn rình rập trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động này điều kiện tối thiểu là tính chính xác trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Nhưng đối với các DNV&N tính minh bạch và chính xác của các báo cáo tài chính vẫn còn rất thấp, không ít các doanh nghiệp lập báo cáo chỉ vì mục tiêu vay vốn nhất thời vì vậy gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động thẩm định của CBTD cũng như việc đưa ra quyết định chính xác về việc cho vay.
2. Phân tích tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
+ Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng là việc đánh giá một cách định tính chất lượng hoạt động của khách hàng. Việc phân tích bao gồm đánh giá về các mặt:
Tình hình sản xuất: điều kiện sản xuất, kết quả sản suất, công suất hoạt động, hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất.
Tình hình bán hàng: Những thay đổi về mặt doanh thu, phương pháp tổ chức bán hàng, các khách hàng, giá bán của sản phẩm, quản lý chi phí, chính sách bán chịu, số lượng đơn đặt hàng, quản lý hàng tồn kho, tình hình xuất khẩu, mạng lưới tổ chức công tác bán hàng, các mối quan hệ với đối tác kinh doanh.
+ Phân tích đánh giá khả năng tài chính khách hàng: là việc đánh giá một cách định lượng năng lực tài chính của khách hàng. Việc phân tích bao gồm các bước nhỏ:
Kiểm tra khả năng tự chủ tài chính: Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh; kinh doanh có hiệu quả; không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn.
Phân tích tài chính: Phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn, phân tích các chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán; các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động; các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận.
3. Phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng dựa trên những khía cạnh như: xem xét quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi.
Việc phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn nói chung đã được CBTD tại sở giao dịch thực hiện một cách khách quan và chi tiết. Tuy bước này được thực hiện theo một khuôn mẫu chung, những chỉ tiêu định lượng được tính toán bằng hệ thống phần mềm máy tính, song, không thể phủ nhận vai trò của các CBTD trong việc đánh giá định tính chất lượng hoạt động của khách hàng vay vốn. Những yếu tố định tính như vị trí của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mức tín nhiệm của bạn hàng…cũng là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và vì vậy cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp đã có
quan hệ thường xuyên với ngân hàng, thời gian phân tích và thẩm định doanh nghiệp có thể được CBTD tại Sở giao dịch thực hiện một cách nhanh chóng, có thể là một buổi hoặc từ 2 đến 3 ngày nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Bước 3: Phân tích, thẩm định dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh.
Việc phân tích dự án, phương án kinh doanh là nhằm đưa ra được kết luận về tính khả thi về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho và và từ chối cho vay. Từ đó làm cơ sở để tham gia góp ý, tư vấn cho doanh nghiệp tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Việc phân tích cũng là cơ sở xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.
Việc phân tích dự án bao gồm các bước:
1. Xem xét tổng thể phương án sản xuất kinh doanh/dự án.
Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án: mục tiêu đầu tư, sự cần thiết đầu tư, quy mô đầu tư, phương án tiêu thụ sản phẩm, dự kiến tiến độ.
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án/phương án sản xuất kinh doanh: tổng nhu cầu hiện tại, tổng nhu cầu tương lai về sản phẩm; tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thay thế; ước tính mức tiêu thụ hàng năm.
Đánh giá về cung sản phẩm: Năng lực sản xuất; dự đoán biến động thị trường; sản lượng nhập khẩu, tổng mức cung dự kiến.
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm: thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án.
Đánh giá, dự kiến khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của phương án.
Đánh giá, nhận xét về phương diện kỹ thuật.
Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
Đánh giá hiệu quả mặt tài chính của dự án.
Phân tích rủi ro dự án.
2. Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của phương án sản xuất kinh doanh/dự án.
Có thể nói biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng tối ưu mà ngân hàng có thể sử dụng chính là cho vay đối với các dự án có hiệu quả. Vì vậy bước phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là một bước rất quan trọng trong quá trình cho vay và đòi hỏi CBTD phải thực hiện một cách nghiêm túc.
Một điểm mạnh của Sở giao dịch chính là việc có một đội ngũ CBTD rất trẻ năng động và nhiệt tình. Song không thể phủ nhận một thực tế là những kiến thức kinh tế cụ thể liên quan đến thẩm định tài chính dự án còn khá mới mẻ đối với những cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Thêm vào đó, nhu cầu tư vấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh…của doanh nghiệp lại rất nhiều. Phần lớn các DNV&N xin vay vốn đều gặp khó khăn trong việc lập phương án sản xuất kinh doanh, điều này xuất phát từ chỗ doanh nghiệp chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính – tín dụng, về quản trị kinh doanh, vì vậy hồ sơ thường thiếu chính xác, cần được
sự tư vấn của CBTD. Hơn nữa, do khả năng xây dựng dự án, phương án khả thi yếu, không ít DNV&N hoạt động kinh doanh dựa trên thương vụ, không có chiến lược phát triển cụ thể nên mức độ rủi ro rất cao nếu CBTD không nắm vững các quy định của nghiệp vụ, không có kỹ năng phân tích, không có kinh nghiệm.
Tuy trong thời gian qua, Sở giao dịch đã thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phức tạp trong công tác thẩm định tài chính dự án. Một điều đáng nói khác nữa là trình độ tin học của các cán bộ nhìn chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu vì hiện nay Sở giao dịch đã và đang ứng dụng hệ thống công nghệ rất hiện đại.
Bước 4: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê
duyệt. CBTD tính toán số lãi, phí có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Kêt hợp xem xét với tổng thể lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.
Bước 5: Xem xét các biện pháp đảm bảo tiền vay
Có thể nói bước xem xét các biện pháp đảm bảo tiền vay đối với DNV&N là một trong những khó khăn không chỉ riêng Sở giao dịch mà nhiều Ngân hàng khác cũng đang gặp phải.
Về mặt các CBTD, việc một số các doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất vì thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng phức tạp và tốn kém đã gây rất nhiều trở ngại. Và một khó khăn nữa mà CBTD gặp phải khi thẩm định tài sản đảm bảo là do tài sản đảm bảo của DNV&N thường nhỏ, lại nằm rải rác.
Về mặt doanh nghiệp, khó khăn mà các DNV&N thường gặp phải là giá trị của các tài sản đảm bảo được CBTD định giá luôn thấp hơn dự tính của doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp Quyết Thắng chuyên sản xuất, đầu
tư thương mại các ngành hàng công nghiệp, có dự án đầu tư một dây chuyền sản xuất nước cần vay vốn ngân hàng. Dự toán công trình có giá trị hơn 3,5 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp này đã có một xưởng đầu tư thiết bị 7 tỷ đồng, bao gồm nhà xưởng, nguyên vật liệu và sản phẩm, doanh nghiệp này muốn thế chấp số tài sản này để tiếp tục vay vốn mở rộng quy mô. Tuy nhiên, việc định giá nêu trên của doanh nghiệp lại khác xa với việc định giá của CBTD Sở giao dịch. Kết quả là doanh nghiệp không được vay đủ số tiền mong muốn.
Bước 6: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính giúp bộ phận tín dụng có thể xây dựng được các chính sách, biện pháp phù hợp với từng khách hàng và nhóm khách hàng để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay đồng thời giúp ngân hàng có thể duy trì một cơ cấu khách hàng bền vững.
Bước 7: Lập báo cáo thẩm định cho vay
Bước 8: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
Cũng tương tự như việc xem xét biện pháp đảm bảo tiền vay, việc xác định phương thức và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng vẫn còn tồn tại những điểm không tương đồng giữa doanh nghiệp và CBTD. Ví dụ: trường hợp Công ty TNHH Vạn Lộc - khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê (Ðông Anh, Hà Nội) chuyên sản xuất, kinh doanh chiết nạp gas, là khách hàng lâu năm của Sở giao dịch, với hạn mức tín dụng 60 tỷ đồng/năm, đang cần tăng hạn mức tín dụng để mở rộng thị trường. Song doanh nghiệp không được chấp nhận việc xin tăng hạn mức, và theo giám đốc của doanh nghiệp phản ánh thì tình trạng phân loại và đánh giá khách hàng của ngân hàng chưa sát thực tế như: so sánh doanh thu của năm thực hiện với năm trước
liền kề phải lớn hơn, nhiều khi không phù hợp..., dẫn đến việc hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn lớn hơn của doanh nghiệp.
Bước 9: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của chi nhánh/Hội sở chính
Bước 10: Phê duyệt khoản vay
Bước 11: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm
Bước 12: Giải ngân
Trong quá trình tiến hành giải ngân, CBTD của Ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ, tài liệu chững minh mục đích sử dụng vốn theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký kết. Việc theo dõi sử dụng khoản vay của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao được CBTD thực hiện rất tốt vì vậy có thể nói nợ xấu gần như là không có ở Sở giao dịch.