Chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 64 - 67)

- Khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn do ngân hàng yêu cầu

3.2.1 Chính sách tín dụng.

Ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của từng chi nhánh. Cải tiến thủ tục cho vay đối với các DNV&N theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Đồng thời, cần đa dạng hoá hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các DNV&N, tiếp tục nghiên cứu và triển khai mạnh việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới cung cấp đến tận tay các doanh nghiệp như dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, uỷ thác...

Chính sách về tài sản đảm bảo.

Tài sản đảm bảo được coi là một tiêu chuẩn khi xét duyệt cho vay, nhưng phải thấy rằng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác không phải là tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc. Song, đôi khi ngân hàng xếp tài sản đảm bảo vào vị trí số một và thậm chí có nhiều trường

hợp coi nó như là tiêu chuẩn duy nhất. Chính tư duy này đã dẫn đến xuất hiện hàng loạt các rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thực tế là hiên nay vì không có tài sản thế chấp mà nhiều DNV&N phải quay lưng lại với ngân hàng, bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh có hiệu quả. Để tìm được lối ra cho bài toán DNV&N ngân hàng cần có những thay đổi về chính sách tài sản đảm bảo. Tôi xin đưa ra một số biện pháp như: Ngân hàng chấp nhận cho DNV&N vay vốn nếu dự án khả thi với điều kiện doanh nghiệp phải có 50% tài sản thế chấp, 50% còn lại sẽ là vốn của ngân hàng. Trong trường hợp các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội các DNV&N chưa có đủ 50% vốn vay mà dự án có triển vọng thì ngân hàng có thể yêu cầu Hiệp hội DNV&N sẽ rót “vốn” tham gia đầu tư cho đủ yêu cầu để hỗ trợ doanh nghiệp vay được vốn ngân hàng thực hiện dự án (đây là sự hỗ trợ các doanh nghiệp do hiệp hội đưa ra).

Vấn đề tài sản đảm bảo cũng có thể được giải quyết bằng việc gia tăng việc cho vay tín chấp. Hiện nay, các DNV&N đang được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước về việc vay vốn, những doanh nghiệp có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay và đáp ứng được một số yêu cầu khác nhưng không có đủ tài sản đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng các tỉnh thành trực thuộc trung ương cấp bảo lãnh tín dụng. Để tạo điều kiện cho các DNV&N phát triển đồng thời mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng có thể chấp nhận những hồ sơ vay vốn có sự bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể cho phép doanh nghiệp đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mở rộng danh sách các tài sản được chấp nhận là tài sản đảm bảo.

Phương thức cho vay

Để tạo điều kiện tốt nhất cho các DNV&N vay vốn ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức cho vay. Điều này vừa góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp lại giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra những phương thức cho vay phù hợp nhất với đặc điểm của loại hình DNV&N.

Bên cạnh những hình thức cho vay từng lần, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức…,ngân hàng nên áp dụng các hình thức như cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá…đối với DNV&N.

Với hình thức cho thuê tài chính, Ngân hàng gián tiếp cho doanh nghiệp vay bằng cách mua tài sản về để cho doanh nghiệp thuê. Vì tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được, điều này góp phần làm giảm thiệt hại cho ngân hàng. Còn về các doanh nghiệp, họ có thể xử dụng tài sản mà lại không cần tài sản đảm bảo mà chỉ cần làm hợp đồng thuê tài sản. Sau khi hết hạn hợp đồng doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa việc mua lại hoặc hoàn trả lại lại tài sản cho ngân hàng.

Hạn mức cho vay

Theo nguyên tắc, mức cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp được tính toán dựa trên tổng mức vốn đầu tư, hiệu quả của dự án…Thực tế, tại Sở giao dịch, mức cho vay đối với các DNV&N chủ yếu lại được xác định dựa trên giá trị tài sản đảm bảo (Cho vay tối đa bằng 80% giá trị tài sản đảm bảo được định giá)

Để mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng cần linh hoạt hơn trong việc xác định mức cho vay, không nhất thiết phải là 80% giá trị tài sản đảm bảo mà nên xử lý hài hòa kết hợp cả tính khả thi của dự án và giá trị tài sản đảm bảo. Ví dụ như ngân hàng có thể xây dựng bảng điểm cho dự

án/phương án sản xuất kinh doanh, ở một mức điểm nào đấy ngân hàng quy định mức cho vay tối đa bằng một tỷ lệ xác định so với giá trị tài sản đảm bảo. Tỷ lệ này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w