XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn hose từ năm 2006 đến 2010 (Trang 56 - 57)

8. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2 XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO

CHO CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE

Chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích kinh tế của công ty cổ phần cũng như của các cổ đông. Cổ tức là một trong những động lực để người lao động tham gia mua cổ phần, thông qua đó tạo ra sự gắn bó và trách nhiệm đối với công ty. Đồng thời, chính sách này cũng sẽ có tác động đến nguồn vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng của công ty và lợi nhuận ròng thu được hàng năm. Vì vậy, chính sách cổ tức mà một công ty cổ phần sắp quyết định có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của công ty đó và gián tiếp làm ảnh hưởng đến các cổ đông. Như đã trình bày ở các chương trước, trong nền kinh tế thị trường hoàn hảo thì chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị của công ty. Nhưng thực tế ngày nay các công ty đều phải sản xuất kinh doanh trong thị trường không hoàn hảo, nên chính sách cổ tức có tác động không nhỏ đến giá trị của công ty. Do đó, cần thận trọng khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách cổ tức.

Điều hành kinh doanh một công ty sao cho có hiệu quả, có lợi nhuận đã khó, việc lựa chọn một chính sách phân phối lợi nhuận lại càng không đơn giản. Ví dụ như công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR), dự kiến chi trả cổ tức năm 2009 là 15% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, vào ngày 28/4/2011 vừa qua hội đồng quản trị đã quyết định chi trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, và sau khi chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhà đầu tư sẽ chào bán 12

triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 100:12 với giá 10.000 đ/cp. Và kế hoạch lợi nhuận 900 tỷ năm 2011 được công ty cắt giảm chỉ còn 300 tỷ năm 2011. Tất cả những lý do trên đều do ngành bất động sản hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là giảm giá bán do nguồn cung thị trường ngày càng nhiều, nguồn vốn gặp thách thức do chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất ngân hàng tăng cao. (Xuân Anh, 4/2011).

Và điều này cũng cho thấy rằng các ảnh hưởng của thuế suất và lãi vay cũng tác động phần lớn đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư thì phải chi trả mức cổ tức cao hơn mức lãi suất của ngân hàng. Nhưng cao như thế nào lại phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của công ty, với lãi vay cao thì doanh nghiệp khó huy động vốn từ ngân hàng, do đó chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt chắn chắn sẽ bị thắt chặt.

Việc cố gắng duy trì một mức cổ tức cao bằng cách đem chia toàn bộ lợi nhuận sẽ đặt công ty vào tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn của một doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nếu chỉ thực hiện nâng vốn thông qua vốn vay sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu một áp lực lãi suất rất lớn, thêm vào đó rủi ro tài chính cũng gia tăng do tăng nợ. Nhưng nếu trả cổ tức ở mức thấp sẽ không thu hút được nhà đầu tư. Còn nếu trả cổ tức lúc quá cao lúc quá thấp sẽ làm nhà đầu tư không yên tâm, không tin tưởng vào năng lực của Hội đồng quản trị, lãnh đạo công ty, nghi ngờ về khả năng phát triển bền vững của đơn vị.

Và với thị trường chứng khoán đang trong thời kỳ ảm đạm như hiện nay, thì việc chi trả cổ tức như thế nào cho hợp lý càng phải được quan tâm đúng mực.

Cho nên, vấn đề đặt ra là cần có chính sách cổ tức ổn định, nhất quán trong các công ty cổ phần ở nước ta hiện nay. Việc này vừa giúp các công ty chủ động trong kế hoạch tài chính, kế hoạch chi trả cổ tức các năm, vừa tạo động lực cho thị trường chứng khoán phát triển. Để có thể làm được điều này, các công ty cần nghiên cứu các vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn hose từ năm 2006 đến 2010 (Trang 56 - 57)